221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1107966
Ứng cứu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1
Article
null
Ứng cứu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
,

 - Trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, các DN, nhất là DNVVN đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Và khi gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng thì việc chạy vạy vay mượn từ nhiều nguồn khác là tất yếu. Đây chính là cơ hội cho các loại tín dụng "đen" với mức lãi suất cho vay cắt cổ phát triển. 

Rất nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về những khó khăn và thậm chí là sự phá sản hàng loạt của các DN sau thời kỳ lạm phát. Ngay từ bây giờ, bên cạnh việc tiếp tục chính sách chống lạm phát thì việc đưa ra các chương trình hỗ trợ DNVVN là rất cần thiết. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNVVN Việt Nam. 

Ông Cao Sỹ Kiêm.

- Thưa ông, từ góc độ của Hiệp hội cũng như là chuyên gia về tài chính tiền tệ, ông nhận định thế nào về tình hình khó khăn về vốn hiện nay của các DN và sự phát triển trở lại của các loại tín dụng "đen" chứa đựng nhiều rủi ro?

- Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt khiến cho lượng vốn cấp ra ít đi và lãi suất cao lên. Năm ngoái, tăng trưởng tín dụng 56%, nay giảm xuống 30%, lãi suất tăng từ 11% lên 20%. Như vậy, DN gặp khó khăn về vốn là chuyện đương nhiên. Với điều kiện này, khả năng tiếp cận vốn của DN đã khó nhưng khả năng sử dụng vốn cũng rất khó do lãi suất quá cao. Đây là thực tế.

Khi DN đang trên đà kinh doanh, những dự định kinh doanh đang triển khai, những dự án dang dở... mà thiếu điều kiện để tiếp tục kinh doanh nhất là thiếu vốn thì họ  phải tìm mọi cách để tập trung huy động, kể cả việc chấp nhận vốn với chi phí cao nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại. Việc DN vay vốn bên ngoài là có thật kể cả những nguồn vốn lãi suất cao, rủi ro lớn.

- Hiệp hội DN đã có sự ghi nhận nào về tình trạng DN buộc phải sử dụng những nguồn vốn vay chi phí cao mà chúng ta vẫn gọi là tín dụng "đen"?

- Chúng tôi chưa có một cuộc rà soát hay báo cáo chính thức nào nhưng tình trạng này được DN phản ánh nhiều lên Hiệp hội và đây là thực tế có thể nhận thấy được. Thậm chí đã có DN đến đề nghị với tôi là nếu biết nguồn vốn nào thì giới thiệu cho vay, kể cả những nguồn vốn chi phí cao. Điều này kéo dài sẽ rất nguy hiểm vì DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro trong kinh doanh kể cả nguy cơ phá sản.

- Với thực tế hiện nay, ông cho rằng, đâu là khó khăn chính của DNVVN?

- Thực tế hiện nay, DN nhất là DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn, có không ít DN đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, có thể thấy 3 khó khăn lớn nhất hiện nay đối với DNVVN là: nguồn vốn ít đi khiến cho việc tiếp cận là rất khó; lãi suất cao khiến cho việc sử dụng vốn sao chop hiệu quả cũng rất khó khăn; chi phí đầu vào tăng mạnh, không chỉ chi phí vốn mà tất cả các đầu vào khác như nguyên vật liệu, nhân công... đều tăng cao.

- Từ phía Hiệp hội, ông có đề xuất gì để trợ giúp các DNVVN vượt qua khó khăn hiện nay?

- Theo tôi,  bản thân các DN phải tự tính toán để cứu mình, tồn tại qua thời kỳ khó khăn. Có thể thực hiện bằng nhiều cách như: tiết kiệm chi phí, mở hướng kinh doanh mới, huy động sức mạnh tổng hợp để kinh doanh... Mặt khác, cần tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, có thể bằng nhiều mối liên kết như cùng ngành nghề, cùng hiệp hội, trên địa bàn và kể cả mở rộng ra ngoài hiệp hội và địa bàn hoạt động.

Đặc biệt, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho DN như: hỗ trợ về thuế, có chính sách tín dụng tập trung và hiệu quả, giảm chi phí cho DN thông qua cải thiện môi trường kinh doanh... Trong đó, cũng cần có chính sách đối xử phù hợp với từng DN, từng dự án, không nên cào bằng. Ví dụ, vẫn áp dụng mức tăng trưởng tín dụng 30% nhưng đối với dự án nào hiệu quả, chuẩn bị hoàn thành, có ý nghĩa đối với phát triển của ngành, vùng và DN, sử dụng nhiều lao động thì cần tập trung, có thể mở đến 50-60% và thắt chặt những dự án chưa cần thiết và không hiệu quả.

- Các ngân hàng đã bắt đầu có những tín hiệu trong việc hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh như: hạ lãi suất, xây dựng các chương trình hỗ trợ DNVVN... Theo ông,  những động thái đó cần được thực hiện tiếp tục như thế nào?

- Những tín hiệu ban đầu như hạ lãi suất, tăng cường cho vay đối với DNVVN là rất cần thiết để hỗ trợ DN trong lúc khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, với chừng đó là chưa đủ mà cần nhiều hơn nữa. Không chỉ về nguồn vốn lớn mà cần cả những chương trình cung ứng dịch vụ ưu đãi, các chương trình tư vấn, hỗ trợ DN.

33 ngàn tỷ hỗ trợ DNVVN trong lạm phát

Trong ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức công bố "Chương trình hỗ trợ tín dung, dịch vụ cho DNVVN.

Theo đó, BIDV đã dành riêng một nguồn vốn 33 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2008-2010 với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với các DNVVN vượt qua khó khăn trong giai đoạn lạm phát tăng cao. Năm 2008: 3000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng và 2010 là 20.000 tỷ đồng. BIDV dự kiến đến 2010 sẽ đưa dư nợ cho vay đối với DNVVN đạt 100 ngàn tỷ đồng, chiếm 50% dư nợ cho vay.

Đặc biệt, đối với những DN đang gặp khó khăn tạm thời, BIDV sẽ thực hiện việc tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ. Theo đó sẽ tư vấn miễn phí cho DN trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động vốn hoặc giảm chi phí cho DN. Thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ toàn diện đối với DNVVN. Tập trung vào các DN ngành xây lắp, nuôi trồng và chế biến thủy sản, kinh doanh vận tải thủy...

  • Phước Hà
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,