ĐBSCL: Lúa đầy nhà, không tìm ra người để bán
Cập nhật lúc 07:16, Thứ Ba, 09/09/2008 (GMT+7)
- Nông dân ĐBSCL trúng mùa, năng suất trung bình 4,5 tấn/ha. Trúng mùa nhưng nông dân không vui vì giá lúa xuống thấp, nông dân sẽ không có tiền trả nợ phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư cho vụ kế tiếp.
Ông Trần Văn Thoại, ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thu hoạch 0,8ha lúa hè thu đã mấy ngày nay nhưng chưa có người mua. Ngày 6/9 ông Thoại đành bán cho thương lái với giá 3.800 đồng/kg vì chủ nợ vật tư hối thúc phải trả khoản nợ 10 triệu đồng. Ông ngậm ngùi: “Với giá này gia đình tôi chỉ lời chừng 2 triệu đồng cho một vụ lúa đầy vất vả. Hiện nay cái gì cũng tăng giá nhưng giá lúa lại giảm. Không chỉ phân bón mà ngay cả công cắt lúa cũng đã tăng lên 180.000 đồng/công, thuê suốt 80.000 đồng/công và vận chuyển từ nhà ra quốc lộ để bán cũng mất 3.000 đồng/bao”.
Lúa đầy nhà tìm không ra người để bán
Lúa đầy nhà tìm không ra người để bán
Nông dân xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) chất lúa ven quốc lộ 1A để chờ người mua. (Ảnh: Hàn Sơn Đỉnh) |
Tuy nhiên, ông Thoại vẫn còn may mắn hơn ông Cao Tiến Nghĩa ở ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Đã 3 ngày nay ông Nghĩa chở lúa ra trước cổng Trường Tiểu học Thạnh Phú cạnh quốc lộ 1A để bán nhưng thương lái chỉ trả 3.700 đồng/kg vì lúa của ông còn ướt nên thương lái luôn… chê.
Ông Nghĩa thắc mắc: “Tôi nghe nói Chính phủ quy định mua lúa của nông dân với giá từ 5.000 đồng trở lên nhưng sao người ta mua rẻ quá nên làm sao tôi bán được. Có phải thương lái cố tình ép giá nông dân tụi tôi?”. Hai đêm nằm giữ lúa ngoài quốc lộ chờ giá, chiều ngày 7-9 ông đành chấp nhận bán với giá 3.750 đồng/kg để có tiền trả nợ phân bón, về nhà chuẩn bị đầu tư cho vụ sau.
Tại Bạc Liêu tình cảnh cũng không khả quan hơn. Ông Nguyễn Văn Hưng ở xã Tân Phong, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) thu hoạch 1,7ha lúa đã hơn 5 ngày nay nhưng chẳng có thương lái nào đến hỏi mua. Không người mua, ông đành cất trữ trong nhà chờ bán. Trong khi đó, tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), hầu hết diện tích lúa hè thu sớm của nông dân đều không tiêu thụ được do giá quá thấp.
Ở Cà Mau mặc dù mới thu hoạch được trên 20.000 ha nhưng nông dân chưa tìm được thương lái. Trên đường từ thị trấn U Minh về xã Khánh Hòa, Khánh Hội người dân phơi lúa trên đường cho khô rồi vô bao chất dọc theo mé kênh nhưng dưới kênh lại không thấy ghe mua lúa. Theo ngành nông nghiệp, vụ hè thu này toàn tỉnh Cà Mau thu hoạch ước khoảng 153.000 tấn.
Cố gắng mua hết lúa tồn đọng nhưng… không dễ!
Tại Bạc Liêu tình cảnh cũng không khả quan hơn. Ông Nguyễn Văn Hưng ở xã Tân Phong, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) thu hoạch 1,7ha lúa đã hơn 5 ngày nay nhưng chẳng có thương lái nào đến hỏi mua. Không người mua, ông đành cất trữ trong nhà chờ bán. Trong khi đó, tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), hầu hết diện tích lúa hè thu sớm của nông dân đều không tiêu thụ được do giá quá thấp.
Ở Cà Mau mặc dù mới thu hoạch được trên 20.000 ha nhưng nông dân chưa tìm được thương lái. Trên đường từ thị trấn U Minh về xã Khánh Hòa, Khánh Hội người dân phơi lúa trên đường cho khô rồi vô bao chất dọc theo mé kênh nhưng dưới kênh lại không thấy ghe mua lúa. Theo ngành nông nghiệp, vụ hè thu này toàn tỉnh Cà Mau thu hoạch ước khoảng 153.000 tấn.
Cố gắng mua hết lúa tồn đọng nhưng… không dễ!
Muốn bán lúa, nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) phải vất vả vận chuyển đi tìm thương lái. (Ảnh: Hàn Sơn Đỉnh) |
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, do gần đây nông dân xuống giống đồng loạt để né rầy, áp dụng khoa học công nghệ trên đồng ruộng nên năng suất cao hơn những năm trước. Chính vì vậy người dân cũng thu hoạch đồng loạt, trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu của VN không tăng nhiều làm cho thương lái không mặn mà mua lúa dự trữ.
UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo cho các ngành chức năng phải mua lúa tồn đọng trong dân, tuy nhiên hiện Công ty Vật tư - Lương thực tỉnh Bạc Liêu chỉ có 5 kho dự trữ mà tất cả đã đầy nên cũng không có khả năng mua với số lượng nhiều.
Giá lúa Công ty Vật tư - Lương thực Bạc Liêu đưa ra không thấp hơn 5.000 đồng/kg nhưng do mạng lưới thu mua của công ty còn giới hạn, phần lớn thu mua qua hệ thống đại lý nên khi xuống đến nông dân giá này sẽ không còn cao như giá “gốc” do chi phí vận chuyển tăng cao.
Tại Hậu Giang, hiện nay vẫn còn tồn đọng trên 120.000 tấn lúa hàng hóa, nông dân bán rất chậm do thương lái trả với giá rất thấp (4.000 đồng/kg đối với lúa khô). Tỉnh Hậu Giang đang khuyến khích các doanh nghiệp thu mua lúa cho nông dân nhưng xem ra doanh nghiệp không mấy mặn mà.
Nhìn lại cục diện của vụ lúa này cho thấy ngay từ đầu vụ có rất nhiều nông dân đổ xô phá tràm, khóm, mía, vườn tạp để trồng lúa do giá lúa tăng cao. Nay chính những người sản xuất trên đất chuyên trồng lúa cũng đang buồn vì trúng mùa nhưng bán rất chậm.
Tại Hậu Giang, hiện nay vẫn còn tồn đọng trên 120.000 tấn lúa hàng hóa, nông dân bán rất chậm do thương lái trả với giá rất thấp (4.000 đồng/kg đối với lúa khô). Tỉnh Hậu Giang đang khuyến khích các doanh nghiệp thu mua lúa cho nông dân nhưng xem ra doanh nghiệp không mấy mặn mà.
Nhìn lại cục diện của vụ lúa này cho thấy ngay từ đầu vụ có rất nhiều nông dân đổ xô phá tràm, khóm, mía, vườn tạp để trồng lúa do giá lúa tăng cao. Nay chính những người sản xuất trên đất chuyên trồng lúa cũng đang buồn vì trúng mùa nhưng bán rất chậm.
-
Hàn Sơn Đỉnh
,