221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1102666
Bài 2: Lãi suất cơ bản nên giảm hay tăng thêm?
1
Article
null
Bài 2: Lãi suất cơ bản nên giảm hay tăng thêm?
,

 - Trước khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản (ngày 29/8) Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã  trao đổi với một số NH thành viên việc có nên hạ lãi suất cơ bản xuống còn 13% hay không.

Chưa ổn định, không thể giảm lãi suất cơ bản

Tổng giám đốc một NH được tham khảo ý kiến, đã nêu rõ quan điểm là không nên hạ lãi suất cơ bản. Theo ông TGĐ này, một số tín hiệu khá lạc quan của nền kinh tế trong tháng 8/2008 không có nghĩa là tất cả đã tốt, nên không thể vội vàng điều chỉnh ngay lập tức lãi suất cơ bản.

Cả DN và NH đều có nhu cầu vay và cho vay, nhưng hoạt động này vẫn diễn ra khó khăn. Ảnh: Ngân hàng Sacombank

“Chưa có dấu hiệu gì để khẳng định là bền vững cả. Vàng còn dao động, dầu có thể sẽ lại tăng, đó là điều cần nên cân nhắc”, vị lãnh đạo NH này nói.

Vị lãnh đạo này cho rằng cần phải chờ đợi thêm một thời gian. Nếu tháng 9 và 10 tới đây, CPI tiếp tục giữ được như tháng 8/2008 thì mới có thể khẳng định là kinh tế có khả năng ổn định, bền vững. 

Tuy nhiên hiện tại, đa số các NH đã giảm lãi suất huy động. Hiện nay mức lãi suất huy động bình quân của các NH còn ở mức 17,5%/tháng, cá biệt một số NH nhỏ còn huy động ở mức 18% đến 18,4%. 

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á châu Nguyễn Thanh Toại khẳng định việc ngân hàng giảm lãi suất huy động vì xét thấy tình hình kinh tế từ nay về cuối năm đã có dấu hiệu dần đi vào ổn định. 

Ông Toại cũng cho rằng, việc giảm lãi suất huy động phụ thuộc tâm lý người bán chứ không phải người mua. Khi người gửi tiền chấp nhận thì việc giảm lãi suất là đương nhiên. Người gửi sẽ nhận ra rằng, về sau này khi kinh tế ổn định, lãi suất còn tiếp tục giảm nữa chứ không được mức cao như hiện tại, nên vẫn chấp nhận được mức lãi suất NH đưa ra.

Giảm lãi suất huy động để đón đầu giảm lỗ

Tổng giám đốc một ngân hàng khác cho rằng, việc giảm lãi suất huy động là đón đầu tình thế có khả năng thời gian tới sẽ giảm lãi suất cơ bản. Ông tính, hiện tại lãi suất cơ bản là 14%, lãi suất huy động cao nhất là 21% và lãi suất cho vay cũng 21%. Giả sử  sau này lãi suất cơ bản hạ xuống chỉ cần 1%, thì lãi suất cho vay chỉ còn 19,5%. 

“Như vậy nếu không chặn ngay từ bây giờ thì sẽ lỗ liểng xiểng. Giảm lãi suất để hỗ trợ DN chỉ là một cách nói”, TGĐ này nói.

TGĐ này nói thêm rằng, hiện nay các NH không có lãi nhiều về tín dụng, thậm chí càng cho vay càng bị lỗ, chưa kể sẽ tăng thêm rủi ro.

Chính vì điều này mà dù DN và NH đều có nhu vầu vay và cho vay rất lớn, song các NH vẫn hạn chế cho vay. Lĩnh vực cho vay bất động sản gần như hoàn toàn bị đóng cửa, đến mức nhân viên NH máy móc đánh đồng giữa việc vay tiền mua bất động sản với cầm cố bất động sản để vay tiền, và từ chối như nhau!

Vẫn còn đề nghị tăng lãi suất cơ bản?

Trái với thực tế là lãi suất NH đang giảm, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng lãi suất cơ bản lên với hai mục tiêu là để lãi suất thực dương và chống lạm phát. 

“Không thể chủ quan. Nhiệm vụ hút tiền trong lưu thông về vẫn còn phải thực hiện. Nếu chỉ thấy một chút tín hiệu có vẻ lạc quan đã buông rơi nhiệm vụ chống lạm phát là mất cảnh giác”, một chuyên gia tư vấn về tài chính NH nói.

Một thăm dò hiện đang thực hiện trên trang Kinh tế Báo Điện tử VietNamNet, ý kiến của 170 bạn đọc gửi về cho kết quả: 40,8% cho rằng cần tăng lên để lãi suất thực không bị âm, 28,5% cho rằng cần giảm xuống để giúp các DN, 23,2% giữ nguyên lãi suất cơ bản 14% như hiện tại, và còn lại là để thị trường quyết định. Như vậy, phần lớn vẫn cho rằng cần phải tăng lãi suất cơ bản.

  • Đặng Vỹ
    Ý kiến bạn đọc:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;