221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1102052
Giá chứng khoán giảm mạnh cả hai sàn
1
Article
null
Giá chứng khoán giảm mạnh cả hai sàn
,

 - Sáng nay (28/8), lần thứ 5 trong lịch sử 8 năm hoạt động, Sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) chứng kiến giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh vượt ngưỡng 1.500 tỷ đồng. Bốn lần trước đều rơi vào thời kỳ hồi phục trong tháng 10 và đầu tháng 11/2007.

Trong khi đó, khối lượng giao dịch lần thứ 2 vượt ngưỡng 35 triệu đơn vị. Trước đó, trong phiên ngày 16/7/2008, khối lượng giao dịch cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE đạt hơn 37 triệu đơn vị.

Hầu hết các cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn HOSE sáng 28/8 đã quay đầu giảm giá mạnh trong một đợt điều chỉnh đã được dự báo từ trước sau khi thị trường tăng tới gần 115 điểm (tương đương gần 26%) kể từ đầu tháng 8. Trước đó, thị trường cũng đã có một đợt tăng điểm gần như liên tục gần 1 tháng (từ 23/6 đến 17/7).

Cho dù lượng bán cổ phiếu để hiện thực hoá lợi nhuận là khổng lồ nhưng lượng đặt mua vào cũng rất lớn. Nhiều nhà đầu tư hy vọng thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới sau đợt suy giảm kéo dài hơn 1 năm từ tháng 3/2007 tới gần cuối tháng 6/2008 vừa qua nhờ vào các tín hiệu vĩ mô khá tích cực gần đây.

Phiên điều chỉnh giảm đáng ra đã xảy ra vào hôm qua với lượng đặt bán tăng vọt. Tuy nhiên, thông tin giảm giá xăng dầu 1.000 đồng/lít dường như đã có tác động đáng kể tới các quyết định mua vào của các nhà đầu tư.

Kết thúc phiên giao dịch 28/8, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh 14,16 điểm, xuống 547,69 điểm. (Ảnh: LAD)

Sàn HOSE: VN-Index đánh mất mốc 550 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã giảm mạnh 14,16 điểm (tương đương giảm 2,52%), xuống 547,69 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng nay (28/8) tăng vọt, lên gần 35,7 triệu đơn vị, trị giá 1.526,2 tỷ đồng. Trước đó, giá trị giao dịch lớn nhất được ghi nhận là 2.030 tỷ đồng vào ngày 29/10/2007.

Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 38 mã tăng giá (trong đó có 28 mã tăng giá kịch trần), 117 mã giảm giá (100 mã giảm kịch sàn) và 5 mã đứng giá.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (tăng 6.000 đồng, lên 129.000 đồng/cp); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tăng 5.000, đồng lên 121.000 đồng/cp); NTL của Nhà Từ Liêm (tăng 3.000 đồng, lên 68.000 đồng/cp); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (tăng 3.000 đồng, lên 64.000 đồng/cp); SHC của Hàng Hải Sài Gòn (tăng 2.500 đồng, lên 58.500 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (giảm 8.000 đồng, xuống 166.000 đồng/cp); BMC của Khoáng sản Bình Định (giảm 8.000 đồng, xuống 161.000 đồng/cp); PVD của PV Drilling (giảm 6.000 đồng, xuống 118.000 đồng/cp); SGH của Khách sạn Sài Gòn (giảm 5.000 đồng, xuống 106.000 đồng/cp) và VSC của CTCP Container Việt Nam (giảm 4.000 đồng, xuống 84.500 đồng/cp).

Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (với 4,72 triệu đơn vị); SAM của Cáp và Vật liệu Viễn thông Sacom (2,99 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (2,19 triệu); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (1,99 triệu); VTO của Vận tải xăng dầu Vitaco (1,30 triệu)

HASTC-Index: Giao dịch đạt gần 20 triệu đơn vị

Sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp, sáng 28/8, giá chứng khoán trên sàn Hà Nội (HASTC) đã quay đầu đi xuống. Tuy nhiên, giao dịch vẫn rất sôi động.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index đã giảm 4,91 điểm (tương đương giảm 2,58%) xuống 185,15 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công tiếp tục đứng ở mức rất cao phiên thứ 2 liên tiếp, đạt gần 20 triệu đơn vị, trị giá 744,4 tỷ đồng (so với 20,6 triệu đơn vị và 1.203 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 147 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 42 mã tăng giá, 99 mã giảm giá và 1 mã đứng giá (là C92) và 5 không có giao dịch (tiếp tục là HSC của Hacinco và thêm BHV, CAP, NGC, VTV).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất bao gồm: VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (tăng 3.400 đồng, lên 60.600 đồng); BVS của Chứng khoán Bảo Việt (tăng 2.700 đồng, lên 63.300 đồng); SD7 của Sông Đà 7 (tăng 2.700 đồng, lên 47.800 đồng); VMC của Cơ giới Lắp máy và Xây dựng (tăng 2.700 đồng, lên 45.700 đồng); HPC của Chứng khoán Hải Phòng (tăng 2.400 đồng, lên 37.600 đồng).

Theo biên độ, tăng mạnh nhất là VC3 của CTCP Xây dựng số 3 (+6,98%). Tiếp theo là SAP của In Sách giáo khoa TP.HCM (+6,91%).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên giảm mạnh nhất bao gồm: DTC của Đông Triều Viglacera (giảm 11.500 đồng, xuống 153.700 đồng); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (giảm 11.000 đồng, xuống 240.300 đồng); HLY của Viglacera Hạ Long (giảm 6.900 đồng, xuống 91.900 đồng); SCJ của Xi măng Sài Sơn (giảm 6.800 đồng, xuống 95.000 đồng/cp) và S99 của Sông Đà 9.09 (giảm 6.600 đồng, xuống 91.500 đồng).

Theo biên độ, giảm mạnh nhất là DAC của Gốm xây dựng Đông Anh với 7%, tiếp theo là HJS của Thuỷ điện Nậm Mu với 6,99%.

Về khối lượng giao dịch, KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 3,25 triệu đơn vị. Tiếp theo là BCC của Xi măng Bỉm Sơn (2,02 triệu); SD7 của Sông Đà 7 (1,09 triệu); ACB của Ngân hàng Á Châu (1,086 triệu) và SD9 của Sông Đà 9 (0,79 triệu).

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,