- Sau 10 phiên tăng liên tiếp với tổng số điểm có thêm là 81,27 điểm (tương đương 18,9%), chỉ số VN-Index đã quay đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tiếp tục được duy trì ở mức rất cao.
Phiên giao dịch sáng 20/8, thị trường tiếp tục phân hoá mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu blue-chips như SSI của Chứng khoán Sài Gòn, SJS của Sudico, FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT… tiếp tục tăng giá kịch trần, trong khi một số mã lớn như STB của Sacombank, DPM của Đạm Phú Mỹ, VIC của Vincom, ITA của Itaco… giảm giá. Trong đó, VIC và ITA giảm giá kịch sàn.
Sau 10 phiên tăng liên tiếp, sáng 20/8 chỉ số VN-Index đã quay đầu giảm nhẹ. (Ảnh: LAD)
Sàn HOSE: Giá trị giao dịch vẫn đạt trên 1.000 tỷ đồng
Trên sàn TP.HCM màu đỏ giảm giá của các cổ phiếu tiếp tục tràn ngập thị trường, tuy nhiên với khá nhiều cổ phiếu chủ chốt tăng giá mạnh từ đợt 2 cho tới cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index chung cuộc giảm nhẹ.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 3,06 điểm (tương đương giảm 0,59%) xuống 508,47 điểm. Đây là phiên giảm điểm đầu tiên của chỉ số này kể từ ngày 6/8.
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thành công giảm so với mức cao kỷ lục hôm qua nhưng vẫn ở mức khá cao là 31,5 triệu đơn vị, trị giá 1.180,5 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 49 mã tăng giá (trong đó có 38 mã tăng giá kịch trần), 100 mã giảm giá (trong đó có 64 mã giảm kịch sàn) và 11 mã đứng giá.
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng 6.000 đồng, lên 134.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (tăng 6.000 đồng, lên 139.000 đồng/cp); SJS của Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà Sudico (tăng 4.500 đồng, lên 99.000 đồng/cp); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tăng 4.000 đồng, lên 92.000 đồng/cp); VSC của CTCP Container Việt Nam (tăng 3.500 đồng, lên 82.000 đồng/cp).
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: VIC của Vincom (giảm 5.000 đồng, xuống 114.000 đồng/cp); TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (giảm 4.000 đồng, xuống 80.500 đồng/cp); TRC của Cao su Tây Ninh (giảm 4.000 đồng, xuống 76.000 đồng/cp); DMC của Dược phẩm Domesco (giảm 4.000 đồng, xuống 81.000 đồng/cp); ITA của Tập đoàn Tân Tạo (giảm 3.500 đồng, xuống 72.500 đồng/cp).
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (với 7,14 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (với 2,21 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (2,16 triệu); SAM của Cáp và Vật liệu Viễn thông Sacom (1,62 triệu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (1,44 triệu).
Trên sàn Hà Nội (HASTC), chỉ số HASTC-Index cũng đã quay đầu đi xuống sau 8 phiên tăng liên tiếp với tổng mức tăng 26,06 điểm (tương đương 19,5%) trước đó.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index đã giảm 2,73 điểm (tương đương giảm 1,71%) xuống 156,78 điểm.
Khối lượng giao dịch giảm nhưng vẫn ở mức cao là gần 14 triệu đơn vị, trị giá 601,8 tỷ đồng (so với 17 triệu đơn vị và 702,9 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 146 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 37 mã tăng giá, 105 mã giảm giá, 2 mã đứng giá (là VC6 của Vinaconex 6 và VE9 của Xây dựng điện Vneco 9) và 2 mã không có giao dịch (tiếp tục là HSC của Hacinco và thêm CTB của Bơm Hải Dương).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng 11.900 đồng, lên 183.300 đồng); DTC của Đông Triều Viglacera (tăng 8.800 đồng, lên 135.300 đồng); HLY của Viglacera Hạ Long I (tăng 5.300 đồng, lên 88.900 đồng); CDC của Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (tăng 4.400 đồng, lên 112.200 đồng); YSC của Hapaco Yên Sơn (tăng 4.100 đồng, lên 63.900 đồng)
Theo biên độ, tăng mạnh nhất là PVC của Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (+6,97%); DTC của Đông Triều Viglacera (+6,96%) và VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (+6,94%).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên giảm mạnh nhất bao gồm: MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (giảm 6.000 đồng, xuống 93.400 đồng); MMC của Khoáng sản Mangan (giảm 4.400 đồng, xuống 60.400 đồng/cp); VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (giảm 3.200 đồng, xuống 42.900 đồng/cp); KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc (giảm 3.200 đồng, xuống 102.600 đồng/cp); S99 của Sông Đà 9.09 (giảm 3.000 đồng, xuống 79.900 đồng/cp).
Theo biên độ, giảm mạnh nhất là BLF của Thuỷ sản Bạc Liêu (-6,98%); tiếp theo là VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (-6,94%) và NGC của Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Ngô Quyền (-6,91%).
Về khối lượng giao dịch, ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 2,05 triệu đơn vị. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1,35 triệu); NTP của Nhựa Tiền Phong (0,77 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,76 triệu) và SDT của Sông Đà 10 (0,74 triệu).
-
Nhất Linh