221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1094704
Máy bay và du thuyền sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
1
Article
null
Máy bay và du thuyền sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
,

 - Theo ông Vũ Văn Trường - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính, trong dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang được xây dựng, mặt hàng máy bay và du thuyền được đưa vào đối tượng chịu thuế để điều tiết thu nhập và định hướng tiêu dùng. Mức thuế dự kiến là 20%.

Bản dự thảo sửa đổi luật thuế lần này của Bộ Tài chính dường như được sự chấp nhận của đông đảo các chuyên gia và DN. Theo luật sư Lê Nga thì dự thảo lần này đưa thêm một đối tượng chịu thuế là tàu bay và du thuyền. Đây là một đối tượng cần thiết phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên, theo bà Nga, dự thảo cũng quy định tàu bay và du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa hành khách, khách du lịch không phải là đối tượng chịu thuế. Vì vậy, cần phải xác định rõ thế nào được xem là để sử dụng cho các mục đích thuộc diện được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt như trên. Việc làm rõ điều này là vô cùng cần thiết, bởi nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng trốn thuế hàng loạt như việc lách luật đối với lệ phí trước bạ của việc mua sắm xe ôtô.

Xác định thế nào là máy bay cá nhân và máy bay sử dụng kinh doanh cần rõ ràng hơn. (Ảnh minh họa)

Vấn đề này, Việt Nam đã vấp phải không ít lần vì chỉ cần doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề như vận tải bằng ôtô, cho thuê xe ôtô là được hưởng mức lệ phí trước bạ 2% (thay vì 5% đối với mục đích sử dụng thông thường) vì được xem là tạo tài sản cố định cho kinh doanh. Do đó, hàng loạt công ty trước khi mua sắm ôtô đã đi đăng ký bổ sung ngành nghề vận tải bằng ôtô hoặc cho thuê xe ôtô, dù thực tế các công ty này không bao giờ kinh doanh ngành nghề đó cả. Bà Nga cảnh báo.

Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế cho rằng, đưa tàu bay và du thuyền vào diện chịu thuế thì cần cân nhắc thêm. Bởi lẽ,  bổ sung hàng hoá này là nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu, tiêu dùng của cá nhân nhưng không cẩn thận sẽ bị lợi dụng vì phần không chịu thuế quy định tại dự thảo luật lại ghi tàu bay và du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch không chịu thuế. Như vậy, có điểm chưa rõ ràng.

Lấy ví dụ từ trường hợp mua máy bay cá nhân của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. Tuy có thể xác định là mua cho nhu cầu cá nhân, nhưng máy bay của ông Đức vẫn có thể phục vụ cho mục đích kinh doanh, vì đây phương tiện đi lại để họp hành, ký hợp đồng, chở cầu thủ  thi đấu… Những quy định chưa rõ ràng sẽ khiến công tác quản lý gặp khó khăn và có thể bị lợi dụng.

Cũng tại dự thảo lần này, một điều chỉnh nhỏ về thuế suất với máy điều hòa nhiệt độ cũng thể hiện quan điểm hạn chế tiêu dùng cá nhân, khuyến khích sản xuất kinh doanh.

Theo luật hiện hành, điều hoà nhiệt độ dưới 90.000 BTU phải chịu thuế TTĐB, do được coi là điều hoà công suất nhỏ, chủ yếu sử dụng cho tiêu dùng cá nhân. Trên thực tế có những loại điều hoà công suất nhỏ nhưng được thiết kế riêng để lắp trên các phương tiện vận tải như ôtô, tàu hoả, tàu biển... Đây là loại điều hoà có thiết kế đặc thù, không thể lắp trong gia đình, văn phòng.

Vì thế, đại diện Bộ Tài chính và luật sư Lê Thị Thu Thủy - Khoa Luật, ĐH Quốc gia HN cùng có ý kiến cho rằng, việc thu thuế TTĐB đối với chủng loại điều hoà này là không hợp lý, làm tăng giá đầu vào của sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, ranh giới giữa sản xuất và tiêu dùng cá nhân là điều cần làm rõ để tránh những rắc rối trong áp dụng và không bị lợi dụng trốn thuế.

  • Phước Hà
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,