221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1088004
Kinh tế châu Âu đang lún nhanh vào suy thoái
1
Article
null
Kinh tế châu Âu đang lún nhanh vào suy thoái
,

Cả 3 quốc gia Tây Ban Nha, Ireland và Đan Mạch đều đang lâm vào hoặc ở bờ vực sự suy thoái. Nền kinh tế Ý đang đình trệ. Pháp đang suy yếu một cách nhanh chóng. Còn nước Đức thì cũng bất ngờ rơi vào cảnh khốn đốn. Tất cả đang làm tiêu tan hy vọng rằng châu Âu có thể thoát khỏi "cơn chấn động" đang hoành hành ở Mỹ.

Cảng Hamburg: 4 tháng trước đây niềm tin của các nhà đầu tư và sản lượng công nghiệp ở Đức tăng khá mạnh. Bây giờ, nền kinh lớn nhất châu Âu đang suy giảm khá mạnh. (Ảnh: Spiegel)

Châu Âu, khu vực đã kìm chân các "cơn bão" suy thoái kinh tế của thế giới suốt cả năm ngoái, cuối cùng thì cũng không chống đỡ nổi những "rung động" mạnh của kinh tế toàn cầu và đang lún nhanh vào suy thoái.

Một cuộc khảo sát có ảnh hưởng lớn của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu ở Mannheim cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư đã tụt giảm nghiêm trọng, xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1991.

Nhiều cổ phiếu Tây Ban Nha đã giảm đột ngột sau khi cuộc khủng hoảng nhà đất tại đây với một trường hợp đổ vỡ lớn đầu tiên: một doanh nghiệp bất động sản đã phải nộp đơn bảo hộ phá sản. Còn ở Anh, cũng như một số nước khác tại châu Âu, lạm phát leo thang lên mức 3,8% do giá thực phẩm và nhiêu liệu tăng cao.

“Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi rất lớn tại châu Âu”, ông Thomas Mayer, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu của Ngân hàng Deutsche Bank tại London nói. “Tất cả những tin xấu ở khắp nơi trên thế giới cuối cùng cũng đã tới châu Âu”.

Trong khi hầu hết các nhà kinh tế dự đoán châu Âu sẽ chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và sự bất ổn lan rộng của nền kinh tế Mỹ, thì "cơn bão" suy thoái đang đến rất nhanh một cách kinh ngạc.

Theo ông Mayer, mới hồi tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu còn đặt mục tiêu với mức tăng trưởng sẽ chỉ giảm nhẹ trong quý II. Nhưng chỉ mới cách đây 2 tuần, ngân hàng này đã phải tăng lãi suất, do nguy cơ của lạm phát gia tăng. Còn bây giờ thì cả châu Âu có thể sẽ phải gánh chịu sự suy giảm kinh tế trong mùa hè này.

Với sự cảm nhận đó, châu Âu thấy mình đang đứng trên một bờ vực, giống như những gì mà Mỹ đang gặp phải. Đó chính là một đợt khủng hoảng nghiêm trọng mà hiện nay Mỹ đã hoặc đang bước vào.

Nhưng với khả năng phục hồi nhanh vốn có của nền kinh tế Mỹ, một số chuyên gia kinh tế cho rằng nước Mỹ có lợi thế tốt hơn một chút so với châu Âu để tránh khỏi một cuộc suy thoái.

“Không phải là không hợp lý khi cho rằng các nước sử dụng đồng euro sẽ lâm vào suy thoái trong bối cảnh nước Mỹ đang xoay sở để tránh khủng hoảng”, ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu của Bank of America tại London nói.

Những lời phát biểu như thế sẽ là cường điệu nếu như được đưa ra cách đây 4 tháng, khi mà niềm tin của các nhà đầu tư và sản lượng công nghiệp ở Pháp và Đức đang tăng lên, bất chấp sự lên giá của đồng Euro lúc đó đã làm hàng hoá xuất khẩu của châu Âu trở nên đắt hơn ở Mỹ và các thị trường chủ yếu sử dụng đồng USD khác.

Tình hình đã thay đổi khá nhiều trừ một điểm đó chính là đồng euro. Đồng tiền này đã tăng lên một mức cao mới vào thứ ba vừa qua, với 1 euro đổi được 1,6038USD, phá kỷ lục cũ là 1 euro đổi được 1,6018USD đạt được vào ngày 22/4.

Những căng thẳng ở Mỹ đã khiến các nhà đầu tư bán USD và tìm nơi ẩn náu ở đồng euro. Với những gì đang diễn ra ở Mỹ như những lo ngại đang lan rộng về khả năng thanh toán của 2 "đại gia" cho vay cầm cố bất động sản có sự bảo trợ của Chính phủ Mỹ: Fannie Mae và Freddie Mac, châu Âu có vẻ vẫn là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đồng euro mạnh, cùng với giá dầu cao, đang làm thiệt hại cho xuất khẩu của châu Âu

Giá trị xuất khẩu của Đức trong tháng 5/2008 đã giảm tới 3,2% so với tháng trước đó. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2004. Thặng dư thương mại từng ở mức rất cao của quốc gia này đã ngay lập tức giảm xuống chỉ còn 14,4 tỷ euro (tương đương 23 tỷ USD), so với mức 18,8 tỷ euro trước đó.

“Người Đức đã có hàng loạt các đơn đặt hàng xuất khẩu, nhưng giờ thì hết rồi”, ông Schmieding nói.
 
Theo các chuyên gia, Đức là nước châu Âu lớn cuối cùng giữ được đà tăng trưởng nhờ vào vị thế quan trọng của nó là nhà cung cấp máy móc và tư liệu sản xuất khác cho Trung Quốc và các nước đang phát triển khác.

Nhưng khi người Mỹ ngừng mua ti vi và các hàng hoá khác từ Trung Quốc thì người Trung Quốc sẽ buộc phải cắt giảm các đơn đặt hàng máy móc từ Đức, các nhà kinh tế nhận định.

Đối với nước Đức, mối đe dọa lớn nhất có thể không phải là suy thoái, mà là lạm phát đang tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp phải tăng lương cho nhân viên. Hãng hàng không của Đức là Lufthansa đang phải thương lượng với công đoàn (đại diện cho các nhân viên cabin và mặt đất của hãng) về yêu cầu đòi tăng lương thêm 9,8% trong năm nay.

Lufthansa chỉ muốn tăng lương thêm 6,7% nhưng liên đoàn từ chối và đang chuẩn bị cho một cuộc đình công, có thể diễn ra trong vài tuần tới.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang có kế hoạch tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm trong tháng này như là một nỗ lực nhằm ngăn chặn những hiện tượng như trên. Tuy nhiên với mức lạm phát đang ở mức 4%, gấp đôi so với ngưỡng mà ngân hàng này muốn khống chế, các nhà kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất đợt này sẽ ít có tác dụng.

Với sự suy giảm ngày càng nhanh của nền kinh tế châu Âu, các nhà kinh tế tin rằng sẽ rất khó khăn cho những người đại diện cho phái chống lạm phát trong ban điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể kêu gọi ủng hộ cho việc tăng lãi suất cao hơn nữa.

Ở nước Anh, tình hình trở nên tồi tệ hơn đã xua tan kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ sớm cắt giảm lãi suất để phục hồi kinh tế. Và cho tới thời điểm hiện tại, lạm phát cao đã thực sự xoá tan hy vọng này. Hơn nữa, giá nhà đất tiếp tục giảm đang làm mọi việc trở nên càng khó khăn.

Tuy nhiên, tình hình ở nước Anh vẫn còn tốt hơn ở Tây Ban Nha. Với việc thị trường nhà đất đang rơi tự do, các nhà kinh tế cho rằng Tây Ban Nha có lẽ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế vào cuối năm nay.

Hôm thứ ba vừa qua, một công ty bất động sản lớn là Martinsa-Fadesa của Tây Ban Nha đã tuyên bố rơi vào tình trạng không thể trả được nợ sau khi thất bại trong các nỗ lực tìm nguồn vốn bù đáp cho các khoản nợ đó.

Theo Chính phủ Tây Ban Nha, đây là lần đầu tiên trong suốt 1 thập kỷ qua, giá nhà đất giảm trong quý II.

“Sự hạ cánh không an toàn ở Tây Ban Nha rất giống với ở Mỹ, nhưng ở Tây Ban Nha xảy ra nhanh hơn nhiều,” ông José Carlos Diez, nhà kinh tế trưởng của Công ty Môi giới InterMoney ở Madrid cho hay.

  • Hà Linh (Theo NYT, Spiegel)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,