221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1087190
Khó khăn chồng chất, dệt may xuất khẩu lo nước rút
1
Article
null
Khó khăn chồng chất, dệt may xuất khẩu lo nước rút
,

 - Hầu hết các DN và cơ quan quản lý đều cho rằng sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu, nhưng vẫn không giấu được nỗi lo trước những khó khăn chồng chất.

Sáng 16/7, Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức buổi giao ban ngành dệt may. Trọng tâm của buổi giao ban nhằm dự báo tình hình sản xuất và xuất khẩu trong thời gian còn lại, tìm giải pháp để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD năm 2008.

Cơ hội đạt mục tiêu

Tình trạng thiếu lao động đang de đọa đến khả năng sản xuất của nhiều DN dệt may. Ảnh: Đặng Vỹ

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 4,2 tỷ USD, đạt 44,2% kế hoạch. Điều ông Ân và Thứ trưởng Thường trực Bộ Công thương Bùi Xuân Khu và các DN quan tâm là làm thế nào để 6 tháng cuối năm phải đạt 5,3 tỷ USD còn lại.

Có nghĩa, nếu 6 tháng đầu năm bình quân xuất khẩu đạt 700 triệu USD/tháng, thì thời gian còn lại phải đạt 885 triệu USD/tháng.

Theo bà Phan Thị Diệu Hà, lãnh đạo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, thuận lợi lớn nhất là Việt Nam có thị trường xuất khẩu lớn và với sản phẩm cạnh tranh tốt như hiện nay, DN Việt Nam có năng lực mở rộng, đa dạng hóa  thị trường.

Còn theo ông Nguyễn Ân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn, 6 tháng cuối năm là thời điểm giao hàng. Hàng Thu - Đông vừa xuất nhiều, vừa có giá trị cao hơn hàng Xuân - Hè. Giá các đơn hàng ký về sau này càng tăng lên.

Với những thuận lợi đó, có khả năng sẽ đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên phần đông cũng nhận rõ rằng, đạt được mục tiêu trên phải trong điều kiện thật tốt, hết sức thuận lợi, trong khi đó hiện nay bối cảnh chung là khó khăn chồng chất.

Khó khăn

Lạm phát cao, lãi suất ngân hàng tăng, đồng USD không ổn định, đầu vào nguyên liệu tăng, các loại nhiên liệu như dầu, than, điện… đều tăng, là những khó khăn dồn dập mà DN phải chịu đựng.

Hiện tại, giá đầu vào nguyên liệu đã tăng đến 30%, khiến nhiều xí nghiệp may phải thu hẹp sản xuất.

Nhiều khó khăn cho ngành dệt may xuất khẩu 6 tháng cuối năm nay. Ảnh: Đặng Vỹ

Công nhân vừa nghỉ việc, vừa đình công, sản xuất đình đốn, nguy cơ vỡ hợp đồng đe dọa lên doanh nghiệp.

Các loại thủ tục hành chính như thuế, hải quan, dù đã có cải thiện chút đỉnh, song DN vẫn còn quá vất vả. Khó khăn đến nỗi, ông Nguyễn Ân phải thốt lên: “DN xuất khẩu đem đô la về cho nước nhà, mà sao khổ cực quá vậy?”.

Các DN đơn cử, được hoàn thuế giá trị gia tăng vô cùng khó khăn, vì ngành thuế kéo dài. Hoặc làm các thủ tục để hàng xuất cảng cũng không kém phần vất vả.

Thêm vào đó, một “ông trùm” quyền lực là ngành điện là mối đe dọa đến an nguy của hoạt động sản xuất. Điện lực có thể cúp điện bất cứ lúc nào mà không thèm thông báo.

Không chỉ DN, mà Thứ trưởng thường trực Bộ Công thương cũng lắc đầu ngao ngán khi nhắc đến ngành điện.

Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, đưa ra hình ảnh so sánh: “Bị cúp điện 2 ngày/tuần, tức mất đi 1/3 thời gian làm việc. Vậy kết quả xuất khẩu cũng chỉ đạt được 2/3 kim ngạch 5,3 tỷ USD kia”.

E ngại Hoa Kỳ giám sát bán phá giá

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Lê Quốc Ân khái quát nên 4 trở lực lớn của ngành dệt may xuất khẩu, đó là: Tác động vĩ mô (như lạm phát, giá nguyên liệu tăng, lãi suất ngân hàng quá cao); Cơ sở hạ tầng yếu (cảng và thủ tục hải quan); Giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ; Biến động lao động và tranh chấp lao động. Trong đó, ông Ân cho rằng hai nội dung cuối là trở lực vô cùng khó, gần như có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu.

Theo số liệu của Bộ Công thương, xuất khẩu hàng dệt may VN vào Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm đạt 2,43 - 2,45 tỷ USD, đạt 57% tổng giá trị XK, và tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này rất thấp so với hai năm trước. Hoa Kỳ công nhận không có dấu hiệu bán phá giá, và cơ chế giám sát đã được buông lỏng cho các tháng đầu 2008.

Tuy nhiên, theo thông tin mới đây, Hạ viện Hoa Kỳ đang có yêu cầu gia hạn chương trình giám sát trở lại. Mặc dù Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng ý định gia hạn này là không có cơ sở pháp lý và trái với những gì mà DOC đã công bố lần 2 về kết quả xem xét dữ liệu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ngày 06/5/2008, song Hiệp hội vẫn nhắc các DN đề phòng.

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Vì vậy nếu xảy ra trục trặc ở thị trường này, chắc chắn mục tiêu 5,3 tỷ USD sẽ không đạt được.

  • Đặng Vỹ
    Ý kiến bạn đọc:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,