221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1086702
Đừng để sau lạm phát là đình trệ kinh tế
1
Article
null
Đừng để sau lạm phát là đình trệ kinh tế
,

 - Lãi suất huy động và cho vay trên thị trường liên tục tăng cao trong thời gian qua đã có tác dụng hút tiền từ lưu thông về ngân hàng đồng thời góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khi lạm phát đã bước đầu được kiềm chế thì cần tính đến chuyện giảm lãi suất nếu không muốn kinh tế rơi vào trì trệ sau thời kỳ lạm phát.

Lạm phát 2008: 30% là có thể?

Lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng đến 18,44%. Đây là tốc độ tăng cao nhất trong những năm gần đây. Theo ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - Giá cả thuộc Tổng cục Thống kê thì lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố lạm phát như: lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý. Đến nay, tốc độ tăng giá tuy có chững lại nhưng hầu hết giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống đều đang ở mức cao, tính ổn định còn thấp và rất dễ tiếp tục tăng cao.

Ông Thắng cho biết, Tổng Cục Thống kê đã đưa ra 3 kịch bản cho chỉ số giá tiêu dùng cả năm: một là, nếu 6 tháng còn lại, mỗi tháng chỉ tăng 1% thì lạm phát năm 2008 chỉ ở mức 25%. Hai là, mỗi tháng tăng 1,2% so với tháng trước thì đến tháng 12/2008 sẽ tăng 27,5%. ba là, nếu mỗi tháng tăng 1,5% thì lạm phát có thể lên đến 30%. 

30%, mức tăng giá có thể lường đến. (Ảnh: minh họa)

Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết, tháng 6/2008, có mức tăng giá thấp nhất từ đầu năm là 2,2%. Mức tăng giá trung bình từ đầu năm là khoảng trên 2,8%/tháng.

Ông Vũ Đình Ánh - Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả cho rằng, dự báo lạc quan nhất là 22% như Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã dự báo thì chỉ cần 1-2 tháng nữa đã trở nên rất xa vời. Ngay cả những dự báo 25% thậm chí 30% cũng không dễ mà kiểm soát được.
Trong khi đó, ông Phạm Minh Thụy - Chuyên gia phân tích - dự báo giá cả - Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả nhận định, tốc độ tăng giá 6 tháng cuối năm sẽ chậm hơn nhưng chúng ta vẫn đối mặt với nguy cơ tăng giá mạnh vào các tháng 10 - 11 - 12 là rất lớn. Đây là quy luật của thị trường.

Do vậy, nếu thực hiện thật tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát  thì hy vọng mức bình quân tăng giá 6 tháng cuối năm là 1,5-1,7%/tháng. Như vậy, tốc độ tăng giá tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 sẽ là 129-131%

Phó Giáo sư Ngô Trí Long thì dự đoán, sáu tháng cuối năm, những nhân tố tiềm ẩn tăng giá vẫn còn diễn biến phức tạp và đan xen. Do vậy, khó có đủ căn cứ để dự báo. Tuy nhiên, chúng ta đã nhìn thấy những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Chúng ta có thể khẳng định Việt Nam không thể xảy ra một cuộc khủng khoảng như Thái Lan. Và điều quan trọng nhất sau những tín hiệu khả quan của kinh tế 6 tháng đầu năm là lòng tin và sự ổn định tâm lý của nhà đầu tư.

Giảm lãi suất: Cần được tính đến

Bà Nguyễn Thị Mùi - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, các biện pháp tài chính tiền tệ của Chính phủ như: cắt giảm chi tiêu công, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt là sự khôi phục tác dụng của lãi suất cơ bản, nâng lãi suất cơ bản lên mức hiện nay là 14% được coi là tín hiệu tốt để hút tiền từ lưu thông và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng.

Số liệu bước đầu cho biết, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại đã chậm lại, khoảng 20% và thấp xa so với năm 2007. Trong khi đó, huy động tiền gửi tính đến cuối tháng 5/2008 đã tăng 19,5% so với cuối năm 2007. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao là một khó khăn lớn cho DN. Thực tế, các NHTM và các nhà làm chính sách biết rất rõ điều này nhưng đó là biện pháp cần thiết trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát.

Khi lạm phát được kiểm soát ở mức độ nhất định, tất yếu phải điều chỉnh lãi suất và các công cụ khác cho phù hợp. Yêu cầu lớn nhất trong những tháng cuối năm là tín dụng và lãi suất của NHNN cần được điều hành hợp lý để vừa kiểm soát được lạm phát vừa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 

Cần tính đến giảm lãi suất khi có điều kiện. (Ảnh: hong toan)

Vì thế, bà Mùi cho rằng, cần điều hành lãi suất theo hướng ổn định và giảm dần khi lạm phát được kiềm chế. Tăng lãi suất là giảm cung tiền nhưng cung tiền đã giảm đến mức thấp và mà lãi suất vẫn tiếp tục tăng thì tăng lãi suất lúc này sẽ có tác dụng ngược lại.

Lãi suất tăng cao khiến chi phí đầu vào của các DN tăng theo, đẩy giá bán sản phẩm tăng lên, làm ảnh hưởng đến số đông người có thu nhập thấp nhưng không hạn chế tiêu dùng của người có thu nhập cao. Trong khi đó, DN Việt Nam vốn có quy mô nhỏ và yếu về tài chính, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Vì vậy, lãi suất tăng cao, điều kiện vay khó khăn khiến cho DN không tiếp cận được vốn ngân hàng để sản xuất mà đây lại chính là nguồn cung hàng hóa lớn cho xã hội.

Bà Nguyễn Thị Mùi - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, cần điều hành lãi suất theo hướng ổn định và giảm dần khi lạm phát được kiềm chế. Tăng lãi suất là giảm cung tiền nhưng cung tiền đã giảm đến mức thấp và mà lãi suất vẫn tiếp tục tăng thì tăng lãi suất lúc này sẽ có tác dụng ngược lại.
Lãi suất tăng cao làm giảm đầu tư tư nhân, tăng chi phí vay mượn, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế xấu hơn, vĩ mô tiếp tục bất ổn, đời sống người lao động bị ảnh hưởng. Hiện nay, lãi suất tăng cao và cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đã không còn nhiều tác động trong việc tiếp tục tăng nguồn huy động vốn mà chủ yếu là cạnh tranh để giữ khách hàng.

Như vậy, khi lãi suất tăng không còn hiệu quả thì việc điều hành ổn định và giảm dần cần được đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm, bà Mùi nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội cũng nhấn mạnh tính hai mặt của lãi suất tăng cao, mức lãi suất cao và cao hơn lạm phát sẽ tác động tức thời đến việc cắt giảm lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất quá cao sẽ hạn chế đầu tư, dẫn đến đình trệ và suy thoái, thất nghiệp và phá sản. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay ở đầu vào cao sẽ được người vay tự động chuyển vào giá cả ở đầu ra làm tăng mức giá chung.

Thêm nữa, nguyên tắc thị trường đòi hỏi tiền huy động phải được sinh lời thông qua cho vay hoặc đầu tư nếu không muốn gây áp lực lạm phát tương lai bởi gánh nặng nợ lãi huy động cho ngân hàng và ngân sách nhà nước, ông Phong cảnh báo.

  • Phước Hà

    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,