221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1085896
Bình ổn giá thực phẩm: Nhìn từ đầu vào ngành chăn nuôi
1
Article
null
Bình ổn giá thực phẩm: Nhìn từ đầu vào ngành chăn nuôi
,

 - Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 0,03%, trong khi tốc độ tăng trưởng cả năm theo kế hoạch là 4-5%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 30-40 DN kinh doanh thức ăn chăn nuôi ngừng hoạt động, do gặp quá nhiều khó khăn.

Để bù đắp, 6 tháng cuối năm ngành chăn nuôi phải gánh nặng gấp đôi, tương đương mức tăng trưởng 8-10%/tháng.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao, giá trị gia tăng của ngành thấp do các loại đầu vào nhập khẩu quá cao, nhất là thức ăn chăn nuôi, vừa thiếu vừa đắt, ngoài ra còn con giống và các chi phí khác.

Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, doanh thu của các trang trại lớn có thể lên tới hàng chục tỷ đồng/năm. Thu nhập của nhiều hộ đạt hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, hiện tại, không ít trang trại đang “sốt vó” vì giá thức ăn chăn nuôi. Đầu vào tăng mạnh đang tàn phá những trang trại bạc tỷ.

Một chủ trang trại ví von, một mớ rau muống phun kích thích tăng trưởng, 1,2 tuần thu hoạch bán được 3.000 - 4.000  đồng, trong khi với chăn nuôi, đầu tư một kg thức ăn giá từ 5.000 - 10.000đ, chưa chắc cho ra một kg thịt hơi, mà giá bán cũng chỉ tương đương một mớ rau.

Chăn nuôi gánh nặng chi phí đầu vào, giá thức ăn không ngừng leo thang do phụ thuộc nhập khẩu, gánh nặng dịch bệnh, nhân công... nếu cứ duy trì tình trạng này, sẽ không ít trang trại thua lỗ phải đóng cửa.

Bình ổn giá thực phẩm: Cần nhìn từ đầu vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa

Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty Thanh Bình, nhận định, thời gian qua có hiện tượng đầu cơ của nhiều công ty kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, dẫn đến méo mó thị trường.

So với năm 2007, giá thức ăn chăn nuôi tại thời điểm này đã tăng vọt, điển hình như khô dầu đậu tương tăng tới hơn 133%, so với giữa năm 2007, giá các loại thức ăn cho gà, lợn cũng tăng trên 50%. Đó là tính trên giá bán của công ty cho các đại lý, còn về đến trang trại chăn nuôi, giá còn tăng thêm từ 4-5%.

Các DN cũng kêu khó vì đầu vào cứ tăng không ngừng, DN cũng chịu không thể bỏ vốn ra rồi chịu lỗ được.

Vì vậy, để giảm giá thức ăn chăn nuôi, góp phần bình ổn giá thực phẩm, cần làm từ đầu vào. Trước mắt, cần giảm thuế đối với nguyên liệu (hiện tại đang chịu thuế 5%) và bỏ thuế VAT nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, cần  đưa thức ăn chăn nuôi vào nhóm hàng thiết yếu, để các DN có thể giảm bớt chi phí thời gian, nhiêu khê khi làm các thủ tục vay vốn, thanh toán.

“Chúng tôi nhập 6.000 tấn mà đi tới 4 ngân hàng để mở L/C trong khi hạn mức vẫn còn thoải mái. Giá nguyên liệu thế giới cứ tăng như thế này nếu không có biện pháp kịp thời thì chắc chắn giá thức ăn trong nước dự tính sẽ còn tăng nữa”, ông Nguyễn Như So, Giám đốc Công ty Dabaco, bức xúc.

6 tháng đầu năm 2008, các DN đã phải nhập 3,47 triệu tấn thức ăn tinh, với kim ngạch trên 1,5 tỷ USD. Dự báo, đến 2010, VN vẫn tiếp tục phải nhập khẩu 3,9 triệu tấn thức ăn, và con số này giữ nguyên đến năm 2020. Nguồn trong nước chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu.

Bộ NN&PTNT dự báo, nhu cầu tại thị trường nội địa đối với sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng trên 8%/năm trong giai đọan 2007-2020. Nếu như tăng trưởng sản phẩm của chăn nuôi nội địa quá èo uột, chắc chắn thị phần dành cho các sản phẩm nhập khẩu sẽ ngày càng phình rộng.

  • Hương Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,