221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1080742
Nông dân: chính là "Doanh nghiệp nông thôn"
1
Article
null
Nông dân: chính là 'Doanh nghiệp nông thôn'
,

 - Nông dân, người sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, vừa tạo ra lượng hàng hoá lớn cho xuất khẩu, là nguồn cung ứng lao động lớn giá rẻ cho thị trường. Song một trong những công cụ sản xuất quan trọng trong nông nghiệp - đất đai-đang dần mất đi, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ.

 Nông dân: "Doanh nghiệp nông thôn"

Sở hữu quan trọng nhất của nông dân là ruộng đất. Việc thu hồi đất đai của nông dân làm khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng là cần thiết nhưng thái độ của chúng ta đối với đất đai như thế nào?

Theo nhận định của Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ, khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nông dân không được bàn bạc, chỉ được thông báo là thu hồi. Họ là chủ thể ở nông thôn, nhưng khi bị thu hồi đất, họ rất bị động và mờ nhạt.

Người nông dân hiện làm 3 vụ đời sống vẫn khó khăn. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Đất đai dù là sở hữu Nhà nước, song nó vẫn là hàng hoá, vì vậy phải sòng phẳng khi giải quyết việc thu hồi đất của nông dân để sử dụng cho các mục đích khác. Nếu đất đưa vào kinh doanh, làm khu đô thị mới, sân golf, thì nông dân phải được thương thảo theo thị trường. Nông dân chính là là "Doanh nghiệp ở nông thôn", họ phải được thoả thuận đền bù với các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ khác vào kinh doanh trên đất nông nghiệp mà họ đang sản xuất.

Đất đai, phải được quyền sử dụng lâu dài, ổn định thì người được giao đất mới đầu tư, phát triển sản xuất, ngành nào cũng thế. Muốn đào ao nuôi cá, cải tạo đất chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thì phải đầu tư, và phải ổn định thì họ mới yên tâm đầu tư. "Tại sao chúng ta giao đất cho các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giao cho người nước ngoài đến 50 năm, 90 năm, thì tại sao không giao đất lâu dài cho nông dân sản xuất trên mảnh đất của họ?" - ông Lê Huy Ngọ đặt câu hỏi.

Làm thế nào để giàu từ nghề nông?

Để có những trung nông, ít nhất mỗi hộ phải có 1-2 ha đất nông nghiệp để sản xuất tại Đồng bằng sông Hồng, và ĐBSCL thì phải 2 ha/hộ trở lên. Thực tế tại Thái Bình, mỗi người chỉ có trung bình 360m2 để sản xuất. Câu hỏi làm như thế nào để giàu được từ nghề nông là điều rất khó trả lời.

Đóng góp của nông nghiệp cho xã hội rất lớn. Nếu chỉ tính đơn thuần đóng góp ngân sách thì nông nghiệp thua, nhưng nhìn đa chức năng thì khác. Nông nghiệp đóng góp cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, môi trường, lao động…

Nông nghiệp đóng góp cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, môi trường, lao động…
Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, phải cơ cấu lại đầu tư, có phương án, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, nâng cao hơn mức độ đầu tư cho kinh tế nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), tạo sự hấp dẫn cho DN về với nông dân. Nếu có CSHT thì DN mới về chứ không ai họ bỏ tiền ra để xây dựng CSHT cho nông thôn cả.

Bên cạnh đó, phải tạo thu nhập mới cho nông dân, thông qua phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề nông thôn. Nông thôn mới là phải đa ngành. Chuyển từ nông thôn thuần nông sang đa chức năng.

Vì phát triển nông nghiệp đến thế nào cũng không vượt qua được ngưỡng hạn chế của nó.

Vẫn có tình trạng nông nhàn, di cư tự phát, khó khăn cho bản thân người nông dân và cả thành phố nữa. Cần đào tạo nghề để người nông dân vào thành phố làm việc.

Giá cao nhưng vật tư, các chi phí cao, nên thu nhập không cao so với trước. Giá cao nhưng nông dân phải phân phối lại lợi nhuận với DN thu mua nông sản, với các DN dịch vụ nông nghiệp khác. Vì vậy cần phải hài hoà lợi ích giữa người sản xuất với DN.

Còn nếu cứ giữ nguyên những gì hiện có, nông nghiệp là nghề khó làm giàu nhất, mặc dù nông sản ngày càng được giá.

Không thể bắt nông dân am hiểu hết thị trường thế giới

Tính dự báo kém luôn khiến cho nông sản Việt Nam “mất giá” trước các đối thủ cạnh tranh.

Theo ông Lê Huy Ngọ, Việt Nam có gạo xuất đi 56 nước, cà phê xuất sang 40 nước. Sản xuất hàng hoá lớn phải gắn với thị trường thế giới. Đây là bước phát triển mới mà lâu nay chúng ta đã tách sản xuất và tiêu thụ là hai khâu tách biệt.

Dù đã có một số DN làm thương hiệu cho nông sản rất tốt, như với sản phẩm cá ba sa,  cà phê... Tuy nhiên, không thể buộc người nông dân phải hiểu hết, nắm hết tính hình thị trường lúa gạo, cà phê, thuỷ sản trên thế giới được, mà Nhà nước cũng phải có trách nhiệm, phải xúc tiến thương mại dựa trên mạng lưới, giá cả, có các trung tâm dự báo giá, thông tin diễn biến giá thị trường.

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Vịên chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng: “Nước Mỹ là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh, và họ có một Trung tâm dự báo giá cả có hiệu ứng trên toàn thế giới chứ không chỉ cho nông dân Mỹ. Sản xuất lớn, mặt hàng có vị thế trên thị trường thế giới thì điều quan trọng là phải hiểu thị trường, phải biết được diễn biến của thị trường để cân đối nhu cầu trong nước, biết nhu cầu thế giới, để dự báo, khuyến cáo nông dân và kèm theo đó là chính sách thị trường phù hợp”.

Hiện tại, trong nước, cũng có các dự báo của các viện nghiên cứu, chuyên gia, tuy nhiên, chưa có một trung tâm chịu trách nhiệm chính về việc này. Ông Sơn cũng cho biết, đơn cử như dự báo sản lượng lúa vụ đông xuân năm nay, Viện đã có dự báo sớm và chính xác. Tuy nhiên, cũng có nhiều dự báo có nội dung khác. Và lựa chọn dự báo nào để điều hành cũng lại là chuyện khác.

  • Hương Giang

    Ý kiến của bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,