221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1069265
Indonesia rút khỏi OPEC do nhu cầu vượt quá sản lượng
1
Article
null
Indonesia rút khỏi OPEC do nhu cầu vượt quá sản lượng
,

Ngày 28/5, chính quyền Indonesia cho biết Indonesia sẽ rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khi tư cách thành viên hết hạn vào cuối năm nay.

Soạn: AM 659455 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trước trụ sở OPEC. Ảnh AFP

Rút khỏi OPEC vì từ nước xuất khẩu nay đã thành nước nhập khẩu dầu

Nguyên nhân được chính quyền Indonesia đưa ra cho việc rút khỏi OPEC là vì nước này đã trở thành nước nhập khẩu dầu.

Theo đó, Indonesia là nước duy nhất trong ASEAN là thành viên của OPEC, nhưng sản lượng dầu của nước này đã sụt giảm từ năm 1995 và đến nay Indonesia từ một nước xuất khẩu dầu đã trở thành nước nhập khẩu dầu.

Là thành viên duy nhất của OPEC tại Đông Nam Á, hiện Inđônêxia sản xuất khoảng 860.000 thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ dầu ở nước này tiếp tục vượt qua sản lượng khiến đôi khi Indonesia lại trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, Ảrập Xêút và Côoét.

Mặc dù Chính phủ nước này đã tăng cường các biện pháp khuyến khích tài chính cho những công ty dầu nước ngoài đầu tư ở lĩnh vực tìm kiếm và khai thác các nguồn dầu mỏ mới, tuy nhiên, sản lượng dầu vẫn chưa được cải thiện. Giá dầu tăng cao đã đẩy mức lạm phát ở Indonesia tăng theo và việc cắt giảm trợ cấp xăng dầu gần đây của Chính phủ đã khiến nhiều cuộc biểu tình xảy ra.

Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản nước này, ông Purnomo Yusgiantoro, trong cuộc họp về kế hoạch ngân sách, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã nói rằng Inđônêxia phải rút khỏi OPEC và ông Purnomo sẽ ký quyết định về việc này.

Mặc dù xác nhận việc Indonesia rút khỏi OPEC, song ông Purnomo Yusgiantoro để ngỏ khả năng nước này gia nhập trở lại tổ chức này nếu sản lượng dầu phục hồi đến mức có thể xuất khẩu.

Vài nét về Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút và Venezuela trong một cuộc hội nghị tại Baghdad diễn ra giữa tháng 9/1960.

Các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algerie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Geneve, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Vien, Áo từ tháng 9/1965.

Soạn: AM 552127 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Động thái của OPEC luôn được báo giới chờ đợi quan tâm. Ảnh AP.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu.

Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ. Chủ tịch hiện này là  Bộ trưởng Năng lượng Angiêri, ông Chakib Khelil.

Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC.

Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, ví dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.

Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định.

Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất co các thành viên.

  • Nhật Vy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,