221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1063221
Kinh tế toàn cầu: Những lo âu xuyên quốc gia
1
Article
null
Kinh tế toàn cầu: Những lo âu xuyên quốc gia
,

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu gần như chắc chắn sẽ suy giảm. Lạm phát có thể leo thang trên phạm vi toàn cầu. Thế giới cùng thiếu lương thực...

Trong bối cảnh đó, lo lắng chống chọi không còn là việc của riêng ai lúc này mà đã là những nỗi lo chung, xuyên quốc gia.

Soạn: HA 969897 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thành phố New York. Ảnh wikipedia.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm

Trong một động thái mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới 4% và kinh tế Trung Quốc xuống còn trên 9% năm 2008.

Đại diện thường trú của IMF ở đặc Khu hành chính Hồng Kông, Olaf Unteroberdoerster, cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi chậm hơn so với dự đoán mà IMF đưa ra cách đây 6 tháng, và "triển vọng nền kinh tế thế giới hiện tồi tệ hơn nhiều so thời điểm cách đây 1 năm" với tốc độ tăng trưởng ước chỉ đạt chưa đến 4% năm 2008, so với mức tăng trưởng 4,9% năm 2007 và 5% năm 2006.

Ông Underoberdoerster cho rằng những nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Trước đó ít ngày, trong báo cáo "Triển vọng Kinh tế Thế giới", IMF cũng đã bi quan dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm mạnh trong năm nay, với nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, do tác động từ các cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở, tín dụng và tài chính.

Theo IMF lúc ấy, đà tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại, từ mức 4,9% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và phục hồi nhẹ lên 3,8% năm 2009.

Như vậy, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ, tâm chấn của cơn suy thoái, và kinh tế thế giới nói chung. Mặc dù vậy, kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì đà tăng mạnh, cho dù hai nền kinh tế của châu Á này dự kiến sẽ đạt mức tăng thấp hơn trong năm 2008.

Lạm phát có thể leo thang, thế giới thiếu lương thực

Trong khi lo ngại về các nguy cơ suy giảm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, IMF cũng bày tỏ quan ngại về khả năng lạm phát sẽ leo thang trên phạm vi toàn thế giới do giá lương thực và năng lượng ngày càng tăng mạnh. IMF thừa nhận: "Những nguy cơ liên quan đến các sức ép lạm phát đã gia tăng".

Lạm phát đang là vấn đề lo lắng thường trực của các nhà lãnh đạo, nhất là khi giá dầu vẫn ở trên mức 100 USD/thùng và giá thực phẩm đã nhảy vọt 48% kể từ năm 2006.

Soạn: HA 1013737 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giá dầu cao đã ảnh hưởng mạnh tới kinh tế toàn cầu. Ảnh Reuters.

“Giá dầu tăng cao trong khi thế giới lại đang thiếu lương thực và giá lương thực tăng vọt là mối đe dọa lớn hơn sự rối loạn của các thị trường vốn”, IMF nhận định.

Bên cạnh lo ngại bóng đen suy thoái kinh tế của Mỹ đe doạ kéo lùi nền kinh tế của những nước khác, các nước đang rất chú ý đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực và kêu gọi các nước giàu nhất thế giới nỗ lực ngăn chặn nạn đói và rối loạn ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.

WB và IMF đưa ra lưu ý rằng bất ổn định chính trị đã tác động đến những nước như Haiti, Ai Cập, Philippines và Indonesia chỉ vì sự thiếu hụt lương thực.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick cảnh báo rằng 100 triệu người có thể bị lún sâu hơn vào nghèo đói nếu không có hành động nào được thực hiện.

Một cảnh báo tương tự được Giám đốc IMF - ông Dominique Strauss Kahn - đưa ra trước đấy một ngày: nếu giá lương thực tiếp tục tăng, hậu quả sẽ là rất lớn ở những khu vực dân số đông, đặc biệt là châu Phi. Hơn nữa, tình trạng đổ vỡ có thể xuất hiện trong môi trường kinh tế, cán cân thương mại, và cán cân vãng lai.

Lo lắng chống chọi - việc không của riêng ai lúc này

Hiện nay lãnh đạo cấp cao của các nước đang cùng ủng hộ một loạt giải pháp hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu, củng cố hệ thống tài chính thế giới và đương đầu với tình trạng giá lương thực tăng cao. IMF cũng được “bật đèn xanh” về việc thực hiện gói giải pháp nhằm củng cố khả năng tài chính của các định chế.

Sự bất ổn của tài chính toàn cầu đã gia tăng, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, đồng thời theo IMF và WB, các nhà hoạch định chính sách nên tiếp tục đáp lại những thách thức đối với khủng hoảng tài chính và có các hành động hỗ trợ, trong khi đảm bảo rằng lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, trong khi tình trạng của mỗi nước một khác nhau, các hành động phối hợp cần được thực hiện, với tinh thần hợp tác xuyên biên giới.

Nhóm các nước đang phát triển G24 kêu gọi chính sách “quyết đoán” của những nước giàu để đảm bảo rằng khủng hoảng tài chính không lan đến họ và yêu cầu IMF tăng cường “khẩn cấp” việc giám sát các nền kinh tế đã phát triển.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,