221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1065387
Xuất khẩu điều: Ăn xổi, thua lỗ, đòi hỗ trợ?
1
Article
null
Xuất khẩu điều: Ăn xổi, thua lỗ, đòi hỗ trợ?
,

 - Khi hạt điều có giá các DN không giao hàng cho đối tác mà bán đi lấy lãi. Kết cục 38 DN đứng trước nguy cơ bị nước ngoài kiện vì mất khả năng giao nợ 700 container, tổng cộng 11.113 tấn điều. Nếu giao đủ, sẽ  lỗ 176 tỷ đồng. 

Nguy cơ đứng trước vụ kiện lớn

Ngày 02/4, Công ty luật Clyde & Co (Anh quốc) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ VN, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (VINACAS) và các bộ liên quan thông báo 28 DN xuất khẩu điều VN vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng kỳ hạn cho các công ty của Anh, mặc dù họ đã nhiều lần thúc giục. Công ty này thông báo, các DN Việt Nam phải nhanh chóng giao hàng và xử lý các thiệt hại của họ, nếu không họ sẽ kiện ra trọng tài quốc tế buộc bồi thường hợp đồng. 

Hiện tại các DN VN còn nợ 11.113 tấn hạt điều không giao đúng kỳ hạn, tổng giá trị khoảng 50 triệu USD. Nếu giao đủ số hàng này các DN VN phải lỗ trên 11 triệu USD, tương đương 176 tỷ đồng.

Ngành điều XK đang nguy cơ đứng trước một vụ kiện lớn vì thiếu chữ tín trong kinh doanh.

Ngành điều XK đang có nguy cơ đứng trước một vụ kiện lớn vì thiếu chữ tín trong kinh doanh. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: Dương Thanh Xuân.

Về vấn đề này, tại một cuộc họp mới đây tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT nhận định tình hình ngày càng xấu đi. VINACAS lo âu có khả năng sẽ có một vụ kiện lớn với hàng chục DN phải ra tòa án kinh tế. Ngoài mất thời gian, tốn tiền bạc, DN VN còn mất cả uy tín và mất cả thị trường.

Nguyên nhân: Ăn xổi ở thì

Lý giải về nguyên nhân của việc chậm trễ giao hàng, VINACAS cho rằng trong 4 tháng đầu năm chi phí đầu vào tăng quá cao. Cụ thể giá điều thô tăng gần 45%, bao bì tăng 44%, lãi vay ngân hàng tăng 80%, bao bì tăng 30%, vận chuyển 30%, lương công nhân tăng... Tổng cộng, chi phí dầu vào đã tăng 40%.

Trong khi đó, ngân hàng lại siết chặt cho vay, DN không có tiền để sản xuất đúng tiến độ. Khó khăn khác là tình trạng thiếu lao động. Chính những khó khăn này đã khiến DN không đảm bảo sản xuất chế biến đạt công suất để đạt tiến độ giao hàng.

Tuy nhiên, bên phía DN Anh cho rằng không phải vì các lý do trên, mà vì các DN Việt Nam làm ăn ma mãnh. Theo đó, thời gian ký hợp đồng, hạn giao hàng và thời vụ thu hoạch điều là tháng 6/2007. Vào thời điểm đó, nếu các DN VN giao hàng thì không hề bị lỗ. Tuy nhiên, các DN VN đã không giao cho đối tác, mà đem bán đi để được giá cao, hy vọng giá nhân điều thô sẽ hạ, sẽ mua trở lại để xuất trả cho hợp đồng. Tuy nhiên, từ đó giá điều thô cứ tăng mãi, khiến các DN càng bị lỗ nếu giao hàng.

Về lý do này, VINACAS cũng phải thừa nhận, nhiều DN xem thường việc thực hiện hợp đồng, cho rằng nếu không giao cũng chẳng ai làm gì được. Vì vậy mặc dù có khả năng giao hàng nhưng đến thời điểm các DN vẫn cố tình dây dưa không chịu giao.

Bấu lưng ngân sách đòi hỗ trợ?

Một bài học cay đắng là phải đến khi DN nước ngoài đòi kiện, các DN VN mới cuống quít lên và chạy tìm chỗ nấp là Nhà nước và Chính phủ!

VINACAS đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ và hai bộ là Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT nhờ cứu giúp. Trong các giải pháp đề nghị hỗ trợ, VINACAS đề nghị Nhà nước ra tay bù lỗ bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng điều thô và nhân điều sơ chế!

Có thể nói đây là một đòi hỏi vô lý, bởi Nhà nước khó có thể chạy theo từng DN, từng ngành để giải quyết từng sự vụ. Chính phủ cũng không thể có một chế độ ưu ái riêng biệt cho ngành nào nếu ngành đó không nằm trong danh mục bảo hộ. Và càng không thể đem ngân sách ra để bù lỗ cho những DN làm ăn chụp giựt, ăn xổi ở thì.

Vậy nên kiến nghị của VINACAS không phải tất cả các DN đều đồng tình. Một chủ DN điều cho rằng, đề nghị của Hiệp hội trái với chủ trương bình đẳng thị trường. Theo chủ DN này, việc VINACAS kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cứu giúp là dung túng cho DN làm ăn bất minh. Ông khẳng định, chính các DN xuất khẩu điều phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Thậm chí, chủ DN này còn đòi phải công khai danh tính các DN bị nợ để khỏi phải ảnh hưởng, tai tiếng đến các DN khác trên thị trường quốc tế.

  • Đặng Vỹ
     
    Ý kiến bạn đọc:

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,