221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1063271
EVN đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả?
1
Article
null
EVN đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả?
,

 - Có phải Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả khi điện đang thiếu nghiêm trọng trên cả nước, lại có nhà máy thừa điện, không thể bán được cho EVN?

PetroVietnam: Thiếu điện nhưng EVN không mua điện

TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PetroVietnam) - chủ đầu tư Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, cho biết dù đang thiếu điện nhưng EVN lại không mua hết sản lượng điện của Nhiệt điện Cà Mau 1. 

Ông Phùng Đình Thực, Phó Tổng Giám đốc phụ trách công nghiệp khí, nói: "Tuy nguồn khí cung cấp cho Nhà máy điện Cà Mau đủ để đạt công suất 720MW nhưng trong tháng 5/2008, EVN chỉ huy động khoảng 450MW/ngày. Nhà máy chỉ chạy hết công suất trong 4 giờ cao điểm (từ 4 giờ chiều tới 8 giờ tối), các giờ còn lại chỉ huy động từ 300-400MW. Cụ thể, ngày 6/5 chỉ huy động 10 triệu KWh, ngày 8/5 là 9,3 triệu KWh, trong khi chúng tôi có khả năng cung cấp khí để sản xuất 15 triệu KWh".

Ông Trần Ngọc Cảnh - Tổng Giám đốc PetroVietnam cho biết: "Điện của Trung Quốc đắt hơn của chúng tôi mà EVN vẫn mua". Tuy nhiên, ông không đưa ra con số cụ thể.

c
Nhiều người lo ngại rằng tình trạng cắt điện vô tội vạ sẽ còn kéo dài bởi sự độc quyền của EVN gây ra.

Số liệu của EVN: Mua điện Trung Quốc rẻ hơn

Ngược lại, các thông tin từ EVN cho thấy, mua điện của Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với mua điện của PetroVietnam.

Theo các số liệu của EVN thì  hiện nay giá mua điện bình quân của  Trung Quốc là 4,5 cent/KWh (tính cả các chi phí truyền tải, quản lý cũng như các thất thoát... thì giá về đến Việt Nam khoảng 1.100đồng/KWh), còn giá mua điện từ Nhiệt điện Cà Mau 1 (theo ông Phạm Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc EVN khi trả lời phỏng vấn báo chí) là 7 cent/1KWh  vào tháng 1/2008 và tăng lên 8 cent/KWh trong tháng 2/2008 (giá mua này chưa kể các chi phí truyền tải, quản lý và thất thoát... ). Trong khi đó giá bán điện bình quân hiện chỉ khoảng 5 cent/KWh. Với giá mua điện của Nhiệt điện Cà Mau 1 như trên, theo tính toán của EVN, mỗi năm lỗ trên 3.000 tỷ đồng. Năm 2007, EVN lãi được 3.000 tỷ đồng thì năm 2008 sẽ hết lãi.

Nếu giá mua điện mà EVN cung cấp là đúng thì đương nhiên mua điện từ Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với mua của Nhiệt điện Cà Mau 1 chứ không phải như PetroVietnam thông tin. Và với giá như vậy, đương nhiên EVN sẽ mua điện của Trung Quốc nhiều hơn là điều tất yếu.

Cũng theo EVN, lượng điện  mua  từ Trung Quốc năm 2008 sẽ là 3,5 tỷ KWh, nhiều hơn năm 2007 tới 31%. Năm 2007, EVN đã mua 2,67 tỷ KWh từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Chỉ có điều khi nghe được câu chuyện này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu có phải EVN đã đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả? Trong khi tháng 5 là cao điểm mùa khô, điện đang thiếu nghiêm trọng trên cả nước thì có nhà máy thừa điện lại không thể bán được cho EVN.

Thiếu điện nghiêm trọng trong khi nhà máy trong nước thừa điện?

Theo tính toán của EVN, các tháng mùa khô (từ 1/1 đến 31/5) năm 2008, nhu cầu điện là 31,7 tỷ kWh, tăng 4,8 tỷ KWh so với cùng kỳ năm 2007, tương đương tốc độ tăng trưởng 18,11% cho cả giai đoạn mùa khô. Tình hình đặc biệt gay gắt đối với khu vực miền Bắc bởi phụ tải tiếp tục tăng trưởng cao, dự kiến ở mức 83 triệu KWh/ngày trong tháng 5 (tăng 17,57%).

Các giải pháp mà EVN đã đưa ra để chống thiếu điện là huy động từ các nhà máy mới như Nhiệt điện Cà Mau 1, Cà Mau 2, và Nhơn Trạch 1 (với dự kiến đưa vào vận hành tháng 4/2008), ngoài ra sẽ mua thêm điện của Trung Quốc và các nguồn mới của EVN như Uông Bí mở rộng 1, Tuyên Quang.

Căn cứ vào các tính toán trên, nếu các nguồn điện như Cà Mau 1 (750 MW), Cà Mau 2 (750MW), Nhơn Trạch 1 vào vận hành đúng tiến độ, Uông Bí mở rộng 1 và Tuyên Quang vào vận hành ổn định, kết hợp với các biện pháp tiết kiệm điện nghiêm ngặt ở mức 1,5% điện thương phẩm thì vấn đề cung cấp điện mùa khô và cả năm 2008 sẽ được đảm bảo.

Tuy nhiên, cho đến nay các nguồn nhiệt điện Cà Mau 2, thuỷ điện Tuyên Quang, nhiệt điện Nhơn Trạch chậm tiến độ, còn nhiệt điện Uông Bí mở rộng thì vẫn đang phát thử nghiệm, chưa đạt công suất thiết kế và nguồn nước về các hồ thuỷ điện thấp dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng, chỉ có Nhiệt điện Cà Mau 1 đã phát điện gần đạt công suất thiết kế (720 MW) thì EVN lại không mua toàn bộ.

Lý do được nhiều người phỏng đoán, có thể là càng mua nhiều điện từ Nhiệt điện Cà Mau 1 thì EVN càng lỗ nặng nên họ không muốn mua hết, thà để thiếu điện còn hơn. Thiếu điện thì EVN giảm được lỗ (vì không phải tăng mua điện từ các nguồn bên ngoài với giá cao) và chuyển thiệt hại này sang cho các khách hàng của mình?

Theo Quy hoạch  phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025, Chính phủ giao cho EVN là đơn vị giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng qua câu chuyện trên, câu hỏi đặt ra là EVN đã làm tốt trách nhiệm được giao?

Trong giải pháp khắc phục thiếu điện mà EVN đưa ra bao giờ cũng có câu sẽ huy động tối đa mọi nguồn phát kể cả đưa dầu DO, Diesel vào chạy máy với giá 4.600đ/KWh để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Nhưng nay giá điện của Nhiệt điện Cà Mau 1 chỉ có 8 cent (Mỹ), tương đương với 1.280đ/KWh mà EVN còn không mua hết thì việc huy động tối đa nguồn phát kể cả chạy dầu chỉ là chuyện trong mơ. 

Hiện nay đang là mùa khô, lượng nước về các hồ thuỷ điện thấp, thiếu điện nghiêm trọng, thì EVN còn "chiếu cố" mua điện của Nhiệt điện Cà Mau 1. Chỉ  sau 2 tháng nữa thôi, bước vào mùa mưa, khi các hồ thuỷ điện đầy ắp nước và EVN sẽ chạy hết công suất các nhà máy thuỷ điện thì sản lượng điện của EVN sản xuất sẽ tăng nhiều và đương nhiên sẽ giảm mua điện bên ngoài, khi đó Nhiệt điện Cà Mau 1 chưa chắc đã bán đuợc MW điện nào cho EVN cũng chưa biết chừng.

Nhiều người lo ngại rằng tình trạng cắt điện vô tội vạ sẽ còn kéo dài nhiều năm, bất kể là mùa khô hay mùa mưa bởi cứ thấy lỗ, rất có thể EVN sẽ giảm mua ngoài, thay vào đó là cắt điện để cắt lỗ.

Sự độc quyền là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Có nhiều ý kiến cho rằng, mạng lưới điện do EVN quản lý, điều độ điện quốc gia, truyền tải điện và phân phối điện cũng do EVN nắm, chừng nào ngành điện còn độc quyền thì sẽ liên tục đối mặt với thiếu điện, nhất là khi EVN đặt quyền lợi của mình lên trên hết.

Để giải quyết vấn đề này cần phải tách truyền tải điện ra, cùng với đó, hệ thống điều độ điện quốc gia cũng phải chuyển về một cơ quan độc lập để quản lý, toàn bộ khâu phân phối điện cũng cần phải tách ra.  

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, cái lợi đầu tiên khi làm được như trên là tình trạng thiếu điện sẽ giảm bớt. Các nhà đầu tư sẽ chọn công nghệ, nhà máy để tiết kiệm trong đầu tư, làm cho giá thành đầu tư hợp lý nhất, giá bán hợp lý và lợi nhuận cao. Hơn nữa, việc tập trung nguồn vốn cho EVN thì kéo theo tiến độ xây dựng nhà máy sẽ chậm và đầu mối ấy không đủ sức gánh. Có sự cạnh tranh sẽ có sự thi đua, giảm giá thì rõ ràng có lợi cho các hộ dùng điện, người tiêu dùng.

Thực tế EVN vẫn muốn độc quyền vì như thế rất thoải mái, không ai xâm phạm, "một mảnh trời riêng" muốn làm gì thì làm. Nếu phá được thế độc quyền thì tất cả các nhà sản xuất điện đều bình đẳng trên thị trường, để làm được điều này thì phải do chính sách của Nhà nước. 

  • Trần Thuỷ
     
    Ý kiến của bạn đọc:
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,