221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1057963
Tháng 4: Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại
1
Article
null
Tháng 4: Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại
,

 - Con số sơ bộ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tháng 4 này chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 2,2% so với tháng 3 và tăng 11,6% so với tháng 12/2007. Giá cả có dấu hiệu đi xuống nhưng chủ yếu là do tác động tức thời của các biện pháp hành chính.

Như vậy, bước đầu, tốc độ lạm phát đã có dấu hiệu bị kiềm chế, tốc độ tăng giá đã chậm lại so với những tháng đầu năm. Con số 2,2% trong tháng 4 là thấp nhất trong 4 tháng đầu năm. Trong tháng 1 CPI tăng 2,38%, tháng 2 là 3,56% và tháng 3 là 2,99%.

Tuy lạm phát đã chững lại nhưng Bộ Kế hoạch - Đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại vì thị trường vẫn còn nhiều yếu tố phức tạp: giá dầu ngày 22/4 đã đạt 118 USD/thùng cao nhất từ trước đến nay, giá gạo xuất khẩu đứng ở mức cao 1.200 USD/tấn... Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu bình ổn giá trong thời gian tới. 

Mô tả ảnh.
Chỉ số giá tiêu dùng giảm nhưng chưa có dấu hiệu ổn định chung và mang tính bền vững. (Ảnh: civti)

Hơn nữa, theo đề xuất mới đây của Chính phủ lên Quốc hội để điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế năm 2008 thì CPI được đề xuất là không cao hơn năm 2007. Mức tăng giá 2007 là 12,63%. So với mức tăng chỉ số giá sau 4 tháng đầu tiên thì còn một khoảng rất nhỏ cho các tháng còn lại để Chính phủ điều tiết. Đây thực sự là một khó khăn.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cho biết, chỉ số giá tháng 3 trên địa bàn thành phố tăng 1,49% so với tháng 3 và tăng 11% so với tháng 12/2007 là rất khả quan. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng giảm nhưng chưa có dấu hiệu ổn định chung và mang tính bền vững. Còn rất nhiều yếu tố đáng lo ngại. Vì thế, việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát cần được thực thi một cách quyết liệt. Hà Nội đang tập trung vào 3 vấn đề: cắt giảm chi tiêu công, rà soát các dự án đầu tư, khuyến khích các dự án đầu tư hiệu quả và cải cách hành chính để giảm chi phí cho nền kinh tế.

Ông Huỳnh Đắc Thắng - Chuyên gia từ Bộ Công thương cho rằng, giá cả có dấu hiệu đi xuống nhưng chủ yếu là do tác động tức thời của các biện pháp hành chính. Đây là dấu hiệu tích cực cho hiện tại nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề trong kiểm soát giá cả thế nào trong những tháng cuối năm.

Ông Thắng nói, bức tranh giá cả sau tháng 6 như thế nào thì chưa rõ, hiện tại chưa có một nghiên cứu nào về giá cả sau tháng 6 khi các cam kết bình ổn giá hiện nay hết thời hạn. Chúng ta phải lường trước và chuẩn bị cho việc đồng loạt tăng giá vào thời điểm đầu tháng 7/2008.

Trong cuộc họp mới đây với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đại diện tỉnh Bắc Ninh cũng cho rằng, bước đầu có thể các biện pháp kiềm chế giá có kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, các biện pháp Chính phủ đề ra có cái phát huy ngay tác dụng, có cái cần chờ đợi thời gian. 

Vì vậy, vấn đề là tiếp tục duy trì và yêu cầu thực hiện các giải pháp đề ra một cách quyết liệt và đồng bộ trên phạm vi cả nước mới mong đạt kết quả. Bên cạnh đó, cũng cần thực thi ngay các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho đời sống người dân, nhất là người nghèo để kết quả chống lạm phát có ý nghĩa thực tế đối với cuộc sống người dân.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,