221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1057111
Vietcombank: Có thể lên sàn khi chưa có cổ đông chiến lược
1
Article
null
Vietcombank: Có thể lên sàn khi chưa có cổ đông chiến lược
,

 - Ngày 26/4, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ tiến hàng đại hội cổ đông. Đây là thủ tục để chuyển ngân hàng quốc doanh này sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Việc niêm yết cổ phiếu Vietcombank trên sàn chứng khoán và hàng loạt vấn đề hoạt động của ngân hàng dưới mô hình mới cũng sẽ được các cổ đông bàn đến trong dịp này.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, Vietcombank sẽ cố gắng để thực hiện việc niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2008. Về việc chọn cổ đông chiến lược, hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện. "Hai vấn đề này, chúng tôi không đặt cái nào trước, cái nào sau. Cái nào xong trước làm trước, chứ không phải có cổ đông chiến lược rồi mới niêm yết hay niêm yết rồi mới có cổ đông chiến lược", ông Bình nói. 

Mô tả ảnh.
Vietcombank muốn lên sàn trong năm 2008. (Ảnh: APT)

Tuy nhiên, theo quy định là phải có 20% cổ phiếu phát hành ra bên ngoài thì mới được niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu chưa chọn được đối tác chiến lược thì tỷ lệ cổ phiếu bán ra bên ngoài của Vietcombank sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, ông Bình cho biết, hiện nay, việc đàm phán với các ứng cử viên cho đối tác chiến lược vẫn được tiếp tục. Có thể sẽ có nhiều trường hợp xảy ra và đến thời điểm niên yết, tùy tình hình thực tế sẽ có những tính toán phù hợp.

Theo ông Bình, các tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược vẫn không có gì thay đổi... "Tuy quá trình lựa chọn sẽ kéo dài và có những khó khăn nhất định nhưng không vì thế mà hạ thấp giá trị, tiêu chí của cổ đông chiến lược xuống. Chính phủ cho tối đa là 2 cổ đông chiến lược và chúng tôi đang thực hiện các bước theo đúng chỉ đạo", ông Bình cho biết.

Quá trình lựa chọn đối tác chiến lược kéo dài, lại đúng vào thời kỳ chứng khoán đi xuống có thể gây ra một số bất lợi trong đàm phán cho Vietcombank. Thực tế, giá cổ phiếu Vietcombank tham khảo trên thị trường OTC đang xuống thấp ở 50 - 60 ngàn/cổ phiếu. Và đây có thể là một yếu tố để các đối tác nước ngoài "ép" trong quá trình đàm phán. 

Tuy nhiên, ông Bình khá tự tin khi cho rằng, đối với các đối tác nước ngoài, người ta cũng căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là giá trị nội tại của DN. Tất nhiên giá OTC như thế, thị trường đánh giá thấp hơn thì cũng là một lợi thế cho người mua và là một nhân tố không có lợi cho người bán. Đây là một điều không phủ nhận và nó có thể tác động không có lợi cho việc nâng giá lên khi đàm phán. Nhưng theo tôi, với nhà đầu tư chân chính thì người ta sẽ căn cứ nhiều hơn vào giá trị nội tại, vào giá trị thực chất mà họ đánh giá hơn là giá trị trên thị trường. 

Ông Bình nhấn mạnh: Đối với các cổ đông trong nước, việc chưa chọn được đối tác chiến lược có thể khiến nhiều người kém vui. Nhưng điều quan trọng không phải ở chỗ chưa có, mà vấn đề là có hay không? Ai? Và khi có được thì giá trị của anh như thế nào? Đấy là điều quan trọng hơn. Các cổ đông nên hiểu điều này và vững tâm. Chúng ta nên hướng tới những mục tiêu dài hạn để chọn một đối tác tốt, có lợi cho cổ đông, Vietcombank và có lợi cho quốc gia... Không nên vì các mục tiêu tài chính ngắn hạn.

Về việc xác định mức giá niêm yết thế nào cho cổ phiếu Vietcombank nếu tình hình thị trường trong năm 2008 không tốt lên, thậm chí xấu hơn... thực sự là một vấn đề nhạy cảm. Theo ông Bình, chứng khoán đang đi xuống, giá trị chứng khoán của các công ty dù niêm yết hay chưa niêm yết hạ xuống là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc niêm yết với giá bao nhiêu sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể nóng vội được. 

"Chuyện niêm yết của Vietcombank không phải là một ngày, một tuần mà còn có nhiều thời gian phân tích, cân nhắc sao cho hợp lý nhất. Tôi cho rằng một trong những nguyên lý đó là mình là một phần của thị trường thì mình không thể tách rời thị trường, mà do thị trường quyết định. Vì sự kiện chưa xảy ra nên chưa thể đặt giá ở mức bao nhiêu, tất cả sẽ phải tuân theo thị trường", ông Bình nói.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,