221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1052557
Không trần LS tín dụng, người dân phải vay giá cao
1
Article
null
Không trần LS tín dụng, người dân phải vay giá cao
,

 - Mặc dù lãi suất tín dụng là do ngân hàng tự thẩm định dự án, quyết định và thị trường điều tiết, song hiện nay tất cả mọi người dân đều phải vay với giá cao. Đó là do hệ quả của cuộc chạy đua tăng lãi suất (LS) huy động vào tháng trước.

1
Ảnh minh hoạ: VNN

Ngân hàng truy khách hàng đòi… tăng thêm lãi suất

Năm 2007, bà Thanh Tâm, trú tại quận Gò Vấp, vay của ngân hàng S. để trả nợ ngôi nhà đang mua. Trong hợp đồng vay vốn, LS được tính 1%/tháng.

Thế nhưng tháng 3 vừa rồi, nhân viên ngân hàng S gọi đến cho bà, đề nghị thay đổi lãi suất, với mức mỗi tháng trả 1,5%. Trong mấy ngày liền, nhân viên ngân hàng vẫn liên tục gọi cho bà và chồng bà, đề nghị thực hiện yêu cầu trên. Ngày thứ 3, nhân viên ngân hàng gọi cho bà Tâm và nói rằng đã thảo xong hợp đổng với biểu giá mới, sẽ mang sang và yêu cầu bà ký vào.

TIN LIÊN QUAN
Trước sự thúc giục ráo riết của ngân hàng, bà Tâm mở hợp đồng chỉ ra điều khoản ngoài LS vay cố định, cứ mỗi 6 tháng một lần LS sẽ được điều chỉnh tăng thêm 0,1% so với tháng trước để bù vào trượt giá. Đến lúc này, một Phó Giám đốc của ngân hàng S. nói rằng hiện nay ngân hàng đang khó khăn do LS huy động quá cao, muốn được khách hàng hỗ trợ.

Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, ông cũng được một ngân hàng khác yêu cầu tăng LS vay như bà Tâm, và ông cũng đã đòi kiện ngân hàng ra tòa nếu quấy rầy nhiều lần.

Vị giám đốc này nói rằng chỉ vì khi ngân hàng tăng LS huy động lên quá cao đã khiến LS cho vay tăng theo, tuy nhiên khi các ngân hàng giảm LS huy động lại không nói gì đến việc hạ LS cho vay. Vì vậy đây là dịp các ngân hàng được dịp treo LS cho vay với giá cao.

Lãi suất cho vay là do thị trường điều tiết?

Điều này không sai, song trong bối cảnh tình hình biến động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, nếu cứ để thả nổi như trên, chưa biết đến bao giờ các ngân hàng sẽ điều chỉnh lại LS cho vay.

Một lãnh đạo của ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM giải thích: LS cho vay được xác lập dựa trên LS đầu vào, cộng với chi phí và lợi nhuận kỳ vọng. LS này cũng tùy thuộc vào sự thẩm định của ngân hàng về mức độ rủi ro của dự án, dự án có độ rủi ro thấp thì có thể cho vay LS thấp, dự án có khả năng rủi ro cao sẽ tính LS cao hơn. 

“Vì vậy, việc xác định LS hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định, không thể có một sự can thiệp hành chính vào việc này được” - vị lãnh đạo này khẳng định.

Một lãnh đạo trong Ban Pháp lý Hiệp hội ngân hàng cũng có giải thích tương tự. Lãnh đạo này cho biết, trước đây từ rất lâu Ngân hàng Nhà nước có quy định chênh lệch giữa LS huy động và cho vay là 0,3%, nhưng hiện nay đã bỏ, bởi quy định này sẽ hạn chế mọi khả năng thẩm định dự án của ngân hàng, đồng thời thủ tiêu hoạt động cạnh tranh.

“Chính việc ngân hàng tự đưa ra mức LS cho vay sẽ tạo ra một cơ chế cạnh tranh lành mạnh” - vị lãnh đạo này nói.

Người đi vay đang chịu thiệt

Mô tả ảnh.

Hầu hết các ngân hàng chưa chịu hạ lãi suất cho vay do hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất tháng trước. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Anh Công, một công chức nhà nước ở TP.HCM, cho biết vợ chồng anh mới cưới và đã chọn một căn nhà để mua, bằng hình thức vay ngân hàng và trả góp. Tuy nhiên Công đã bị dội ngược khi được ngân hàng đưa ra mức LS phải trả là 1,8%/tháng. Và anh đã phải từ bỏ ý nghĩ vay ngân hàng để mua nhà.

Hiện nay ở TP.HCM, các ngân hàng hoàn toàn chưa có ý định hạ LS cho vay xuống. LS cho vay hiện tại của các ngân hàng gần bằng nhau, tạo thành một mặt bằng 1,8%/tháng, tức khoảng 24%/năm nếu trả một lần vào cuối năm.

Như vậy nếu trước đây mức chêch lệch giữa LS tín dụng và huy động là 3,66%/năm (LS tín dụng = LS huy động + 0.3%), thì hiện nay mức chênh lệch này này là 13%/năm. Như vậy mức chênh lệch về khoản LS cho vay hiện nay so với trước đây lên đến đến gần 9,34%, là một cách biệt quá lớn, người đi vay phải gánh chịu một mức trả lãi quá nặng.

Dựa trên thực tế các ngân hàng ở TP.HCM, có thể thấy lý giải của các lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng là đúng về mặt lý thuyết, song trong thực tiễn không phải như trên. Bởi hầu hết tất cả những người đi vay cho những mục đích khác nhau đều bị áp chung một mức LS như nhau, bất kể đó là kinh doanh hay mua nhà trả góp. Các ngân hàng hoàn toàn không có thẩm định và linh động trong thay đổi LS cho vay như đã nói.

“Đây là một mức lãi quá cao. Cứ dựa theo báo cáo tài chính của các DN niêm yết báo cáo hàng năm, thì không nhiều DN sản xuất kinh doanh có lãi đạt được ở mức này” - ông Lưu Tường Bách, Ủy viên HĐQT Công ty chứng khoán Tầm Nhìn, nhận xét.

Về mặt cơ chế, không ai có quyền can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song trong bối cảnh các ngân hàng như hiện nay, rất cần có một sự định hướng, vì hiện tại có hiện tượng các ngân hàng nhân cơ hội tăng LS cho vay rồi không chịu hạ xuống. Điều này không tốt cho thị trường, cho nền kinh tế, và người dân vay tiêu dùng, doanh nghiệp vay để SXKD vẫn cứ mãi mãi khó khăn.

  • Đặng Vỹ

    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,