221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1050197
Thị trường máy phát "nóng” cùng cắt điện
1
Article
null
Thị trường máy phát 'nóng” cùng cắt điện
,

 - Doanh số bán ra đã tăng từ 30-50%, lượng khách đến tham khảo nhộn nhịp từ vài tuần nay là cơ sở để các nhà phân phối, kinh doanh máy phát điện tại Hà Nội tin tưởng, thị trường máy phát điện 2008 sẽ sôi động hơn nhiều các năm trước. 

Nhiều yếu tố báo hiệu sự sôi động

“Mùa” tiêu thụ máy phát điện thường rơi vào tầm tháng 4, 5 - khi ngành điện không đủ phục vụ mà nhu cầu dùng điện mùa nắng nóng gia tăng, nhưng năm nay ngay đầu tháng 3, bắt đầu cắt điện luân phiên, thị trường này đã rục rịch chuyển động.

Mô tả ảnh.
Thời tiết còn mát mẻ, lượng khách mua máy phát điện đã tăng 30-50%. Ảnh: N.N)

Cho đến nay, doanh số bán ra của các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên đường Trường Chinh, Thái Hà đã tăng 20-30%, trong khi các đơn vị phân phối lớn như Thiên Hoà An, Âu Việt, Thuận An… tăng ở mức 50% so với trước đó.

“Dù có thể chưa dùng ngay nhưng thông tin thiếu hụt điện năng của ngành điện khiến khách hàng có tâm lý mua sắm sớm để tránh sự khan hiếm, tăng giá như thường lệ vào lúc cao điểm”, anh Anh Tuấn - GĐ Đại lý Thiên Hoà An, lý giải.

Không chỉ các khách hàng cá nhân ở Hà Nội, điểm đáng chú ý của năm nay là sự quan tâm, đặt mua có chiều hướng tăng mạnh từ các khách hàng ngoại tỉnh, đến từ Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hoà Bình…

“Hiện chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin đặt hàng từ các khách tỉnh lẻ. Có thể thấy rằng đời sống, thu nhập được nâng cao, máy phát điện đã trở thành một thiết bị thiết yếu, ngày càng được quan tâm hơn” - người phụ trách kinh doanh Công ty Âu Việt, nói.

Dự báo giá sẽ tăng khoảng 10%

Ngoài các dòng máy “hàng hiệu” như Elemax, Denyo, Onis Visa, Koler, Pramax, Honda, Brunor, Kipor có xuất xứ từ Nhật, Mỹ, Ý, Thái, trên thị trường còn có hàng lắp ráp tại VN của các doanh nghiệp như Hữu Toàn, Hoà Bình và tiếp đến là máy phát điện của Trung Quốc.

Trong đó, máy dùng trong gia đình (thuộc dải công suất từ 2-5,5 kVA) của các hãng có thương hiệu, nhập ngoại, có mức dao động từ 10-30 triệu đồng; hàng lắp ráp trong nước trung bình có giá bằng 70-80% hàng nhập ngoại; các loại máy của Trung Quốc (mà phần nhiều không rõ xuất xứ) có giá thấp nhất là 2–3 triệu đồng/máy.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Xem xét, tham khảo thật kỹ trước khi quyết định mua. (Ảnh: N.N)

Cho đến nay, giới kinh doanh đều khẳng định, giá bán vẫn chưa có biến động gì vì các hãng đều đã xây dựng được trước kế hoạch về lượng hàng cũng như giá cả, song họ cũng không ngần ngại đưa ra dự báo khả năng tăng giá khoảng 10% vào những tháng cao điểm sắp tới.

Về con số 10%, đại diện một nhà phân phối lớn cho rằng, không chỉ riêng năm nay mà kinh nghiệm từ thực tế kinh doanh các năm trước cho thấy, đó là mức tăng phổ biến vào lúc cao điểm do sự tự điều tiết của chính nhà phân phối cũng như các khâu trung gian.

“Cộng với mặt bằng giá cả đang lên như hiện nay, việc sẽ tăng giá bán là không tránh khỏi” - vị này nhấn mạnh.

Khách hàng: Hoa mắt trước rừng máy phát

Bỏ từ 10-30 triệu đồng cho một chiếc máy phát điện, so với giá trị các đồ dùng thiết yếu khác trong gia đình, là một khoản tiền không nhỏ, khiến khách hàng cá nhân phải căn cơ, tính toán. Thực tế đa dạng, muôn vẻ của giá cả, chất lượng máy phát điện hiện nay, người tiêu dùng kỹ tính không khỏi “hoa mắt”. 

Trường hợp của khách hàng là giáo viên cấp II, Trường Thạch Thất (Hà Tây) là một ví dụ. Để tìm mua một chiếc máy phát điện hiệu Honda cho trường, chị đã phải đi từ sáng sớm nhưng đến trưa vẫn chưa chọn được chiếc nào. Càng đi tham khảo, càng thấy lo lắng.

Mô tả ảnh.
Chất lượng, giá cả máy phát điện hiện là mối phân vân hàng đầu của khách hàng - (Ảnh: N.N)

Chị kể, cũng chiếc máy Honda cùng công suất, ở hiệu này thấy bảo của Thái Lan, bán tầm 17 triệu đồng, nhưng sang hiệu khác, nói là của Trung Quốc, giá 13 triệu. Đến hiệu thứ ba, các chị càng hoang mang hơn khi cũng có bề ngoài giống hệt nhau nhưng nhưng hiệu này lại quảng cáo là hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật, giá cao hơn hẳn.

“Mình không có cơ sở để tin tưởng về nguồn gốc xuất xứ, không biết là hàng nhập khẩu hay hàng lắp ráp vì thấy cái nào cũng đề chữ Honda ở máy. Đã vậy, giá mỗi nơi một kiểu, không hề có niêm yết cụ thể”, chị này chia sẻ.

Đây cũng là điều mà gia đình bác Hương ở quận Thanh Xuân phân vân khi đi chọn mua. Bác cho biết, mua máy ở những hãng nhập khẩu chính thức được cái yên tâm về chất lượng và bảo hành nhưng giá lại quá mắc. Cụ thể, chiếc Elemax, công suất 5kVA mà bác đang nhắm tới được báo giá 28 triệu đồng, đắt hơn hẳn các loại có cùng công suất. 

Song nếu mua máy có giá rẻ hơn, ở các cửa hàng nhỏ lẻ, bác cũng không yên tâm, bởi “hàng Tàu, hàng nhái đang tràn vào VN, mình tham rẻ sợ mua về chưa dùng được bao lâu, trục trặc là chết” - bác Hương, bộc bạch.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,