221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1048701
Lần đầu tiên nông dân đi đầu cơ phân bón
1
Article
null
Lần đầu tiên nông dân đi đầu cơ phân bón
,

 - Phân bón đang tăng giá dữ dội lại có dấu hiệu khan hàng. Lần đầu tiên xuất hiện tình trạng nhà nông đi đầu cơ phân bón do lo khan hàng, giá tăng. Trong khi một nửa sản lượng phân bón cho thị trường phụ thuộc nhập khẩu, chủ yếu nằm trong sự chi phối của tư thương.

Thị trường phân bón: thao túng bởi tư thương

Hiện nhu cầu phân bón trong nước khoảng 1 triệu 800 đến 2 triệu tấn/năm. Trong đó, sản xuất trong nước chủ động được khoảng gần 900 nghìn tấn (Nhà máy đạm Phú Mỹ chủ động được 740.000 tấn; Nhà máy phân đạm Hà Bắc khoảng 150.000 tấn), còn lại khoảng 700 - 900 nghìn tấn phải nhập khẩu, chủ yếu nằm trong sự chi phối của hệ thống phân phối tư thương.

Mô tả ảnh.

Ông Phan Đình Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân đạm và hóa chất dầu khí: "Nhà máy đạm Phú Mỹ mới chỉ chủ động được 740.000 tấn phân bón".

Ông Phan Đình Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân đạm và hóa chất dầu khí (Nhà máy đạm Phú Mỹ) cho biết, hiện tại thị trường phân bón trong nước bị thao túng chủ yếu bởi hệ thống đầu nậu phân phối và hàng nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới. 

Trung Quốc sản xuất phân bón dư thừa cho cho nhu cầu nông nghiệp trong nước nên có chính sách xuất khẩu và đánh thuế xuất khẩu. Có những lúc Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu cao, có lúc tới 20-30%. Điều đó có nghĩa nếu đưa được một tấn phân từ Trung Quốc qua được cửa khẩu tiểu ngạch sang Việt Nam thì tư thương có thể lời được đến 20-30% - một lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn lậu. Như vậy sẽ hạn chế nhập khẩu chính ngạch, vì không kinh doanh lại với hàng trốn thuế. 

Đỉnh cao của tình trạng này là năm 2007, nhập khẩu phân bón chính ngạch hầu như ngừng hẳn lại vì những nguồn nhập khẩu tiểu ngạch. Thị phần phân bón trên thị trường chủ yếu nằm trong tay tư thương. Doanh nghiệp khó khăn trong việc nhập khẩu chính ngạch phân bón vì không kinh doanh lại với hàng trốn thuế. Trong khi doanh nghiệp Nhà nước lại không dám nhập hàng tiểu ngạch, không hóa đơn, không chứng từ.

Phân bón Trung Quốc nhập tiểu ngạch vào Việt Nam chủ yếu bằng sà lan trên đường thủy, vì chi phí thấp, qua biên giới cửa khẩu Móng Cái, sau đó hàng sẽ được tăng bo bằng xe vào sâu trong nội địa. Nhưng do đặc điểm năm nay, sông Ka Long không có nước, hàng Trung Quốc tiểu ngạch sang ít. Đặc biệt là từ sau Tết, do tình hình thời tiết rét đậm rét hại nên lúa chết, nông dân miền Bắc phải gieo lại mạ, nên nhu cầu phân đạm càng cao. 

Trong khi đó, trong tình hình kinh tế khó khăn, ngân hàng siết chặt cho vay nên tư thương cũng không đủ vốn lớn để ôm hàng vào. Thêm vào đó nhà máy phân đạm Phú Mỹ lại có kế hoạch tạm ngừng sản xuất khoảng 1 tháng, bắt đầu từ tháng 4 này để sửa chữa nên sản lượng đưa ra chủ đủ cho nhu cầu của ĐBSCL, nên tình hình khan hiếm phân bón càng bị đẩy lên nặng nề. 

Trước tình hình thị trường, ông Đức cho biết, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã phải tăng cường nhập phân bón khoảng 100 nghìn tấn, từ nhiều nguồn: đấu giá trên thị trường thế giới, thậm chí mua lại phân bón nhập khẩu tiểu ngạch.v.v. Mặc dù theo ông Đức, đấu giá trên thị trường quốc tế là việc hết sức nguy hiểm trong tình hình kinh doanh hiện nay. Vì nếu đấu giá xong, mà phân bón tiểu ngạch trung Quốc lại tràn sang thì không thể địch nổi về giá, doanh nghiệp dễ phá sản như chơi.

phanbon2.jpg

Phân bón tăng giá, khan hàng, lần đầu tiên nông dân cũng đi đầu cơ. Ảnh chỉ có tính chất minh họa 

Tuy nhiên do giá phân bón tăng quá dữ dội, đang từ 370 USD/tấn hiện nay đã lên tới 400 USD/tấn. Trong nước, khoảng tháng 2 có lúc giá phân bón trên thị trường lên tới 8.300 đồng/kg, trong khi đầu năm chỉ có 5.900 - 6.200 đồng/kg, rồi lên dần lên trên 8000 đồng/kg. 

Trong khi đó, miền Bắc thì mất mùa nhưng miền Nam lại trúng mùa lớn. Bà con nông dân bán được thóc, thu được tiền, thấy lạm phát và nhu cầu phân bón lớn, khan hàng nên đã đầu cơ vào phân bón.

"Chưa có bao giờ lại xảy ra tình trạng người nông dân phải đi đầu cơ, tích trữ phân bón như năm nay, do lo khan hiếm hàng. Giá cả bị đẩy quá cao thành giá ảo", ông Đức cho biết, với nhiệm vụ là doanh nghiệp Nhà nước phải giữ nhiệm vụ bình ổn giá, nên vừa qua Đạm Phú Mỹ đã phải bán ra 33.000 tấn đạm Phú Mỹ, 22.000 tấn phân đạm nhập khẩu. 

Hiện tại, theo tính toán của nhà nông thì cứ giá 2 kg thóc mà bằng 1 kg phân bón thì tạm thời "sống" được và cân đối được thu chi. Thời điểm tháng 2 giá thóc đang khoảng 4.000 - 4.200 đồng/kg. Ông ĐỨc cho biết, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã định giá phân bón bán ra để bình ổn thị trường trong thời điểm đó là 7.400 đồng/kg, thấp hơn giá quốc tế cùng thời điểm là 7.600 đồng/kg. Ngoài ra, DN phải tiến hành kiểm soát gắt gao hệ thống phân phối, để giảm các khâu trung gian ăn chênh lệch, đảm bảo bán cho đại lý một giá để tới tay nông dân không bị đẩy lên quá cao. Cho tới nay, với việc xuất hàng để bình ổn thị trường của các đơn vị sản xuất Nhà nước, giá phân bón tạm thời bình ổn, khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg.

  • H.Yến

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;