221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1045995
Giá tăng - điện sẽ vẫn thiếu?
1
Article
null
Giá tăng - điện sẽ vẫn thiếu?
,

 - Mặc dù EVN đề xuất tăng giá điện lên 917đồng/Kwh, nhưng dù giá điện có tăng thì điện vẫn thiếu và EVN không đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về điện, đó là một thực tế.

EVN: Điện cần phải tăng lên 917đ/Kwh

Theo EVN, giá điện bình quân dự kiến tăng lên 890đ/kwh vào 1/7/2008 mà Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg là căn cứ vào giá của năm 2005, nhưng hiện nay tình hình lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao so với kỳ gốc nên giá bán điện trên không phản ánh hết các biến động của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu (than, dầu, khí), tỷ giá, giá xi măng, sắt thép, máy móc thiết bị, tiền lương... do vậy cần thiết phải tính đến yếu tố trượt giá, lạm phát khi điều chỉnh giá điện lần này.

EVN tính toán rằng giá nhiên liệu cho sản xuất điện tăng so với năm 2005 là 20,42%, tỷ giá tăng 3,49% và chỉ số tiêu dùng là 21,83%. Tương ứng với sự tăng giá này thì giá điện cần tăng 16,15% lên thành 917đ/Kwh. Chi phí đầu vào tăng làm cho sản xuất điện tăng thì tăng giá là điều cần thiết. Nhưng đấy là về phía EVN. Còn về phía khách hàng thì sao?

Điều khách hàng quan tâm nhất là khi họ phải trả thêm tiền thì có được phục vụ tốt hơn? Chất lượng điện có tăng và có bị thiếu điện? Vấn đề này thì EVN lại không đảm bảo được.

z
Thiếu điện, khó tránh khỏi cắt điện. Ảnh minh hoạ- Phạm Hải.

Tăng giá vẫn không đảm bảo đủ điện!

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định việc tăng giá điện vẫn không đảm bảo là sẽ đủ điện để cung cấp. Nếu chúng ta tiết kiệm được 1,5-2% thì đảm bảo đủ điện, còn nếu không tiết kiệm thì sẽ thiếu.

Như vậy cho dù giá điện có nâng lên thì giải pháp chính vẫn là tiết kiệm điện. Theo kế hoạch năm 2008, EVN đề ra tiết kiệm ít nhất là 680 triệu Kwh điện trong tổng sản lượng điện thương phẩm là 68,05 tỷ Kwh (tương đương với  1%). Ngay từ đầu năm 2008, EVN đã yêu cầu các công ty điện lực giao chỉ tiêu cho các điện lực thành viên, khẩn trương làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để ký cam kết triển khai triệt để tiết kiệm điện. Nhiều người lo ngại rằng với chỉ tiêu tiết kiệm điện như trên thì việc tăng cường cắt điện là khó tránh khỏi.

Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang phải chịu cảnh cắt điện trên diện rộng và kéo dài là một ví dụ. Ngày 20/3/2008, thành phố Hồ Chí Minh có tới 32 khu vực mất điện từ 8h đến 18h. Giám đốc Công ty Điện lực thành phố cho biết lịch cúp điện dày đặc sẽ kéo dài đến cuối tháng 4/2008 là do các kế hoạch phân bố sản lượng điện của EVN cho địa phương này không đủ đáp ứng nhu cầu.

Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng cũng bị cắt điện luân phiên xen kẽ trên nhiều tuyến đường. Nhiều gia đình đã bắt đầu mua máy phát điện còn các doanh nghiệp sản xuất đang phải sắp xếp lại kế hoạch làm việc của công nhân để bù giờ nghỉ do mất điện. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 đã đăng ký định mức với EVN, sẽ tiết kiệm hơn 124,5 triệu Kwh điện (gần bằng 1/5 lượng điện tiết kiệm theo kế hoạch cả nước).

Tháng 4, 5: Chắc chắn sẽ phải cắt điện trên diện rộng

Giám đốc một công ty gia công hàng thủ công mỹ nghệ ở quận Tân Phú nhẩm tính, mỗi ngày bị cắt điện một giờ đồng hồ, nếu điện lực có thông báo trước, doanh nghiệp bị thiệt hại khoảng 5% doanh thu. Tuy nhiên, giờ hành chính mà cúp điện đột ngột thì thiệt hại lên đến 10-15% doanh thu.

Không chỉ vậy, EVN còn đề ra kế hoạch với các khách hàng trọng điểm năm nay cũng được yêu cầu tiết kiệm 2% so với năm trước. Một DN  nói, việc tiết kiệm điện với chúng tôi không đơn giản là tắt đi một số bóng đèn, mà đây là máy móc, thiết bị. Máy móc cũ thì tiêu tốn điện nhiều, tiết kiệm cũng chỉ được phần nào, không thể cứ yêu cầu năm sau tiết kiệm nhiều hơn năm trước được. Muốn tiết kiệm tối đa chỉ còn cách thay máy mới mà như vậy thì vốn đâu ra. Nếu bị cắt điện thì rất thiệt hại. 

Thời điểm tháng 4 và 5 là lúc thời tiết nóng bức nhu cầu điện sẽ tăng cao, vì vậy sự căng thẳng thiếu điện vẫn còn đang ở phía trước. Khi phụ tải tăng vọt thì chắc chắn việc cắt điện sẽ còn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước và những cảnh tượng đã từng diễn ra trong năm 2007 sẽ còn lặp lại. 

Năm 2007 kế hoạch của EVN là tiết kiệm ít nhất 400 triệu Kwh điện thì cuối năm đã thực hiện đạt 586 triệu Kwh điện (tương đương với 1% tổng sản lượng điện thương phẩm). Ngay đầu mùa khô nhiều địa phương đã phải chịu cảnh cứ cách 2 ngày lại bị cúp điện một ngày. Điện bị cúp suốt từ 4h sáng đến 22h đêm. Tại các công sở, nhiều cán bộ công chức chỉ còn cách ngồi tán gẫu cho hết giờ. Việc học hành của học sinh, sinh viên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu ánh sáng, việc kết nối internet để truy cập thông tin vào những ngày mất điện cũng không thể thực hiện được. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các con đường tại thành phố  do thiếu điện chiếu sáng. Nhiều đơn vị sản xuất buộc phải cho công nhân nghỉ việc và đóng cửa trong các ngày mất điện.

Cho dù có tiết kiệm tới 2% thì  điện cũng vẫn bị thiếu trầm trọng, đó là thực tế. Với mức độ tiết kiệm 2% (tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm năm 2008 là 68,05 tỷ Kwh) cũng chỉ giảm được 1,36 tỷ Kwh điện/năm,  tương đương với một nhà máy trên 200 Mw. Trong khi đó, theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam thì từ năm 2007 đến nay, mỗi năm thiếu chừng 800 - 1.000 Mw.

Tiết kiệm điện được coi là giải pháp chính, nhưng cũng không hết thiếu điện, đấy là chưa kể hệ thống điện thiếu công suất dự phòng và luôn hoạt động trong tình trạng căng thẳng, các sự cố rất dễ xảy ra. Khi có sự cố thì việc mất điện là điều khó tránh khỏi. Tăng giá điện chỉ giúp EVN kinh doanh có lãi, còn thiếu điện thì không có cách nào khắc phục hiệu quả.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, trong tình hình giá cả tăng mạnh, thì giá điện cũng phải tăng theo là yêu cầu dễ hiểu. Tuy nhiên việc tăng giá cần phải có sự giải thích rõ ràng, về mức tăng thế nào; giá thành ngành điện hình thành ra sao; chi phí của ngành điện hiện nay còn điều gì bất hợp lý… 

Giá điện tăng cũng cần phải theo đúng giá trị. Tuy nhiên vấn đề là giá trị của ngành điện hiện nay không rõ. Không ai biết việc kiểm toán, công khai minh bạch giá thành ngành điện như vậy đã hợp lý hay chưa; giá thành trong cơ cấu chi tiêu thế nào… 

Điểm cần xem xét trong việc tăng giá điện đó là tăng giá điện thì chất lượng cung cấp điện có tốt lên hơn không? Bởi vì nếu tăng giá điện nhưng vẫn cắt điện bất tử, cứ thiếu điện là cắt thì người dân sẽ có ý kiến.

  • Trần Thuỷ
     
    Ý kiến của bạn:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,