221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1045481
Chứng khoán 19/3: Tiếp tục "đỏ" sàn
1
Article
null
Chứng khoán 19/3: Tiếp tục 'đỏ' sàn
,

 - Kết thúc phiên giao dịch sáng 19/3, màu đỏ tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung của Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm mạnh và đã trở về mức giữa tháng 11/2006.

Sau khi giảm gần như hết biên độ cho phép trong 2 phiên giao dịch đầu tuần kéo chỉ số đại diện của TTCK Việt Nam lần thứ 2 trong tháng xuống dưới ngưỡng 600 điểm, một số nhà đầu tư đã tính tới khả năng mua vào để đón đầu một đợt hồi phục giống như hồi đầu tháng. Lượng mua đã tăng mạnh khá mạnh vào đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, lượng bán cổ phiếu càng tăng mạnh khiến các cổ phiếu lớn nhỏ tiếp tục đồng loạt xuống giá phiên thứ 3 liên tiếp.

Chung cuộc, chỉ số VN-Index giảm thêm 14,81 điểm (tương đương giảm 2,51%) xuống 573,45 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất kể từ ngày 17/11/2006, một đợt giảm giá kéo dài vượt ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là với mức giá khá thấp của hầu hết các cổ phiếu, sức cầu trong toàn phiên giao dịch đã được cải thiện đáng kể. Khối lượng giao dịch khớp lệnh thành công trong cả 3 đợt tăng vọt lên gần 19 triệu đơn vị, gấp đôi so với trung bình các phiên trước đó. Giá trị giao dịch đạt hơn 960 tỷ đồng.

1
Chứng khoán giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp xuống dưới 580 điểm. Ảnh: LAD

Đón đầu một đợt sóng lên

Cũng giống như cách đây nửa tháng khi chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng 600 điểm (thấp hơn khoảng 50% so với 3/2007), khá nhiều người đã tính tới khả năng mua vào để đón đợi một đợt đảo chiều.

Khối lượng đặt mua tăng đột biến kéo theo khối lượng giao dịch thành công ngay trong đợt mở đầu của phiên giao dịch sáng 19/3 lên tới hơn 6 triệu đơn vị, trị giá gần 314 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index kết thúc đợt 1 theo đó cũng giảm rất nhẹ, 3,73 điểm (0,63%). Khá nhiều người đã nghĩ tới khả năng thị trường sẽ đảo chiều giống như ngày 6/3 (sau khi VN-Index xuống dưới 600 điểm trong phiên liền trước).

Tuy nhiên, bước sang đợt giao dịch khớp lệnh liên tục lượng đặt bán tăng khá mạnh trong khi những người có ý định mua dường như đã thực hiện quyết định của mình trong đợt trước đó. Chỉ số VN-Index giảm mạnh dần, đóng cửa đợt 2 mất 13,33 điểm và kết thúc đợt 3 mất tổng cộng 14,81 điểm.

Sự lo lắng vẫn áp đảo

TIN LIÊN QUAN
Khác với không khí u ám trong 2 phiên giao dịch trước, trong phiên giao dịch sáng nay, tại các sàn giao dịch của các công ty chứng khoán An Bình, SeABank, APEC, giao dịch đã sôi động hơn. Tuy nhiên, một điều rất dễ thấy là sự lạc quan về triển vọng của thị trường trong ngắn hạn hầu như không có.

Khác với đợt “hồi sinh” hồi đầu tháng khi VN-Index xuống dưới 600 điểm, đợt xuyên ngưỡng tâm lý 600 lần này không có những thông tin hỗ trợ nào thuyết phục thị trường.

“Liều thuốc SCIC được đưa ra khi đó đã có tác động tích cực ngay lập tức nhưng rõ ràng ở thời điểm này cũng vẫn với biện pháp đó (SCIC có thể vẫn tiếp tục mua vào) nhưng đã không còn nhiều ý nghĩa nữa”, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán SeABank nói.

Các thông tin tích cực khác như giá vàng đã bớt nóng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất kéo theo chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh hay lạm phát của Việt Nam trong tháng 3 được dự báo sẽ thấp hơn 2 tháng đầu năm cũng không có ý nghĩa nhiều đối với các nhà đầu tư, anh Bùi Anh Phương, một chuyên viên phân tích chứng khoán nhận định.

“Giá vàng đã bớt nóng nhưng vẫn đang đứng ở mức rất cao, trên 1.000 USD/ounce. Nhiều người đang tìm kiếm cơ hội kiếm lời ở mặt hàng này. Việc Fed tiếp tục định cắt giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng USD kéo theo đó là chứng khoán Mỹ hầu hết tăng hơn 2% trong phiên giao dịch 18/3 (sáng sớm 19/3 giờ Việt Nam) theo đánh giá của tôi thì cũng chỉ có tác động tốt trong 1 vài phiên. Kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu đang bước vào một đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Còn dự báo lạm phát tháng 3 tại Việt Nam thấp là điều cần phải xem lại. Giá cả đang leo thang từng ngày, đời sống của người dân cũng như hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn”, anh Phương nhận định.

“Lượng bán ra đang tăng rất mạnh và giá cổ phiếu đang tiếp tục giảm”, anh Phương nói khi sắp kết thúc đợt giao dịch thứ 2.

Bên cạnh những dấu hiệu không thuận nói trên, một số nhà đầu tư còn tỏ ra rất e ngại về một lượng cung hàng hoá đang sắp sửa được tung ra. Trước hết là đợt đấu giá cổ phần của Habeco (35 triệu cổ phiếu) vào ngày 27/3 tới. Sau đó là kế hoạch lên sàn của “khủng long” PVFC; làn sóng niêm yết thêm cổ phiếu và hàng loạt kế hoạch phát hành thêm của các doanh nghiệp niêm yết.

Chứng khoán ngày 19/3: 120 cổ phiếu HOSE mất điểm

Kết thúc giao dịch ngày 19/3, VN-Index tiếp tục giảm 14,81 điểm (tương đương giảm 2,51%) xuống mức 573,45 điểm, một lần nữa VN-Index lại có thêm đáy mới trong đợt sụt giảm.

Trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết trên sàn, có 20 mã tăng giá, 13 mã giữ giá tham chiếu, và 120 mã giảm giá.

Nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn phiên này đã bớt ảm đạm hơn khi có 2 mã tăng giá, 2 mã đứng giá.

Cụ thể, 2 cổ phiếu PVD của PV Drilling và VNM của Vinamilk cùng tăng 2.000 đồng lên tương ứng 113.000 đồng/cổ phiếu và 114.000 đồng/cổ phiếu. 2 mã đứng giá là HPG của Hoà Phát và VIC của Vincom.

2 đầu tàu, STB của Sacombank giảm 2.100 đồng xuống 42.000 đồng/cổ phiếu và DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.500 đồng xuống 51.000 đồng/cổ phiếu. PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 1.700 đồng xuống 39.500 đồng/cổ phiếu.

Có 2 mã giảm sàn là FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT và SSI của Chứng khoán Sài Gòn. FPT giảm 6.000 đồng xuống 119.000 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 3.500 đồng xuống 70.000 đồng/cổ phiếu.

Phiên này đã có được 3 mã tăng kịch trần là ANV của CTCP Nam Việt và BTC của CTCP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu cùng tăng 2.500 đồng; Cổ phiếu còn lại là SAV của Savimex tăng 1.500 đồng.

Về khối lượng khớp lệnh, STB ở vị trí đầu với gần 4 triệu cổ phiếu, DPM với 2.308.980 cổ phiếu, SSI với 1.843.670 cổ phiếu, sau đó là 2 chứng chỉ quỹ PRUBF1 và VFMVF1, REE, FPT, HAP... là các vị trí sau đó.

Sàn Hà Nội: Bất ngờ tăng nhẹ sau 3 phiên mất điểm

Trái ngược với diễn biến trên sàn chứng khoán TP.HCM, kết thúc phiên giao dịch sáng 19/3, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội đã đảo chiều tăng nhẹ sau 3 phiên liên tiếp đi xuống với tổng số điểm bị mất là 31,71 điểm.

Cụ thể, sáng 19/3, HASTC-Index đảo chiều tăng nhẹ 1,98 điểm (tương đương tăng 1,01%) lên mức 197,78 điểm.

Màu xanh cũng đã trở lại trên bảng điện tử giao dịch, toàn phiên có 88 mã tăng giá áp đảo so với 42 mã giảm giá, chỉ 1 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.

Tuy nhiên, tổng khối lượng giao dịch giảm mạnh 30% xuống còn 5,5 triệu cổ phiếu, trị giá 271,88 tỷ đồng.

Khá nhiều cổ phiếu chủ chốt có tính chất dẫn dắt thị trường phiên này đã phục hồi ghi điểm trở lại. Đầu tàu ACB tăng 4.200 đồng (+4,45%) lên 98.600 cổ phiếu, BVS tăng 3.100 đồng (+3,10%) lên 103.000 đồng, NTP tăng 3.400 đồng (+5,16%) lên 69.300 đồng, PVI tăng 1.800 đồng (+3,84%) lên 48.700 đồng, PVS tăng 1.900 đồng (+3,36%) lên 58.400 đồng, VNR tăng 1.300 đồng (+3,86%) lên 35.000 đồng, BTS tăng 900 đồng (+4,25%) lên 21.600 đồng, BCC tăng 1.200 đồng (+6,67%) lên 19.200 đồng, KLS tăng 1.300 đồng…

Tuy nhiên, một vài tên tuổi lớn khác chưa thể phục hồi trở lại tiếp tục chìm trong sắc đỏ mất điểm như BMI giảm 1.300 đồng, KBC giảm 100 đồng, S99 giảm 7.400 đồng xuống còn 110.200 đồng.

Tân binh DBC của CTCP Nông sản Bắc Ninh lên sàn hôm qua phiên này đã gây được ấn tượng mạnh khi tăng trần 2.400 đồng lên mức 26.600 đồng với 69.000 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công. Ngoài ra, DBC cũng là cổ phiếu duy nhất tăng trần trong phiên sáng nay.

Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này giảm mạnh so với phiên liền trước, chỉ đạt 83.300 cổ phiếu tương đương giá trị hơn 3,5 tỷ đồng.

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,