221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1043923
Đồng USD liên tiếp "thủng đáy", nhiều hệ lụy đang chờ
1
Article
null
Đồng USD liên tiếp 'thủng đáy', nhiều hệ lụy đang chờ
,

USD liên tiếp mất giá trầm trọng đang và sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Không nằm ngoài dòng chảy chung của thời hội nhập, một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam cũng chịu sự tác động từ đồng đôla yếu.

Soạn: HA 988495 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đồng USD vốn đã mất giá có thể sẽ phải đối mặt với áp lực giảm giá mới đến từ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Ảnh AFP

"Thủng đáy" liên tiếp

Lần "thủng đáy" mới nhất, ngày 14/3, giá USD lại tiếp tục giảm và lại rơi xuống mức thấp lịch sử so với euro và chạm mức thấp nhất gần một thập kỷ qua so với yen Nhật sau khi đã chứng kiến nhiều phiên sụt giảm trước đó.

Cụ thể, chiều ngày 14/3 trên thị trường châu Á, đồng USD được giao dịch phổ biến ở mức 1,5651 USD/euro, mức thấp nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào lưu hành thực tế từ năm 1999.

Cùng lúc, đồng USD được giao dịch phổ biến ở mức 99,85 yen Nhật/USD, mức thấp nhất kể từ gần một thập kỷ trở lại đây.

Từ đầu tháng 3/2008 tới nay, đồng USD liên tiếp lập kỷ lục về mất giá so với yen Nhật và euro, hai đồng tiền đối trọng chính của USD.

Đồng USD hôm nay giảm giá còn là do nhiều người đang lo ngại kinh tế Mỹ giảm tốc, qua đó làm giảm giá đồng tiền của nước này.

Nguyên nhân USD liên tiếp mất giá trầm trọng còn là do khả năng những thua lỗ ngày càng nặng của thị trường tín dụng Mỹ sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục giảm lãi suất.

Không nằm ngoài dòng chảy của thế giới, một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam cũng chịu sự tác động từ đồng đôla yếu. Các nhà nhập khẩu VN sẽ hưởng lợi do giá của USD trở nên rẻ hơn, khiến hàng nhập khẩu cũng rẻ đi. Ngược lại, các nhà xuất khẩu thêm đau đầu vì hàng hoá của họ xuất khẩu sẽ thu được ít ngoại tệ hơn khi xuất khẩu hàng hoá, giống như một số trường hợp điển hình dưới đây.

Thế giới phải đau đầu với tiền của Mỹ

Thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới tỏ ra bất bình trước việc Mỹ luôn duy trì chính sách đồng đôla yếu, việc này làm xuất khẩu của nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mô tả ảnh.

Nhiều quốc gia bất bình vì Mỹ tiếp tục duy tì chính sách đồng đô la yếu. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Nhật Bản là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất bởi Mỹ là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản. Nhiều nỗ lực nhằm làm thay đổi chính sách trên của Mỹ nhưng không thành công, Nhật Bản tỏ ra “buồn” trước thái độ hờ hững của Mỹ.

Nền tài chính Nhật Bản phụ thuộc khá lớn vào các chính sách tiền tệ của Mỹ. Do xuất khẩu của Nhật Bản luôn bị tác động khi nền kinh tế Mỹ có biến động nên với một đồng đôla yếu, Nhật Bản sẽ thu được ít ngoại tệ hơn khi xuất khẩu hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản trong thời gian qua đã gặp khó khăn, lợi nhuận giảm sút đáng kể. Theo nhiều chuyên gia, khi mà Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chính sách đồng đôla yếu, để cải thiện tình hình trên có lẽ Chính phủ Nhật Bản phải đề ra các kế hoạch tài chính trong nước như giảm thuế…

Hiện Bộ Tài chính Nhật Bản quyết định vẫn sẽ giữ nguyên chính sách giao dịch ngoại hối của mình mặc dù hiện tại đồng đôla Mỹ vẫn tiếp tục yếu đi so với đồng yên Nhật Bản.

Sự xuống dốc của đồng đôla Mỹ trong thời gian gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại cho những người tham gia thị trường quốc tế, giống như trường hợp điển hình của Nhật Bản. 

Đôla yếu gây khủng hoảng cho công nghiệp châu Âu

Người dân Mỹ đi du lịch ở Châu Âu ở những nơi mà đồng đôla của họ không được giá lắm, đang phải chịu thiệt thòi. Và quan trọng hơn, giá cả hàng hoá nước ngoài tại Mỹ đang tăng lên. Rất nhiều người dân Mỹ mua hàng ngoại quốc, từ TV đến thực phẩm và quần áo, mà rất nhiều mặt hàng trong số này sẽ cũng tăng giá vì đôla yếu đi.

Nhưng những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới là người Châu Âu, xuất khẩu của họ bị thu nhỏ lại vì đồng đôla tụt giá.

Một số dân Châu Âu đang tận dụng sự lên giá của đồng euro để đến Mỹ, nơi mà tất cả mọi thứ từ máy nghe nhạc iPods tới quần jean Gap tới khách sạn bốn sao đều ở giá hời. (Tỷ lệ đặt chỗ tại công ty tour du lịch lớn nhất của Đức, TUI, tăng 30%, làm giá chuyến đi giảm tới 26%).

Tuy nhiên các công ty ở các nước sử dụng đồng euro đang phải chịu thiệt. Xuất khẩu của Đức sang Mỹ giảm 10%. Thierry Desmarest, Giám đốc điều hành của đại gia dầu khí Total của Pháp nói biến động của đồng đôla trong vòng 2 năm qua có nghĩa là “chúng tôi thực tế đã mất khoảng một phần ba doanh thu”. 

USD.jpg
Các DN xuất khẩu Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trầm trọng vì USD giảm giá. Ảnh minh họa, nguồn VNN

Chưa hết, nạn thất nghiệp đã lan tràn khắp châu Âu. Các nền kinh tế châu Âu đang bắt đầu hồi phục, nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao như trước; ở một số nơi như Đức tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang gia tăng, ngay cả khi chính phủ đẩy mạnh các biện pháp cải cách và công đoàn đưa ra các thoả hiệp chưa có trong tiền lệ nhằm ổn định việc làm trong nước.

Thị trường lao động mới được hình thành bởi tình hình cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, và tác động bởi các nhà sản xuất với giá rẻ của Trung Quốc, Ấn độ và Đông Âu, và cũng như việc giảm giá mạnh của các nhà bán lẻ khổng lồ và bán lẻ qua internet. Những vấn đề này đang buộc các công ty phương Tây phải tiến hành cắt giảm về giá cả và chi phí lao động.

Các công ty châu Âu vốn không xa lạ gì với hiệu ứng suy yếu của đôla. Bằng chứng là thời điểm năm 2004, đôla cũng đã rớt giá đến 40% so với năm 2003, đẩy đồng euro lên mức cao kỷ lục 1,3667. Kết quả là các nhà xuất khẩu như Volkswagen đã bị giảm một khoản lợi nhuận đáng kể trong bối cảnh cả ngành sản xuất ô tô bị thiệt hại một tỉ đôla chỉ riêng trong năm 2004.

Trong khi nhiều công ty không còn sự lựa chọn nào khác và đành chấp nhận các khoản thiệt hại thì một vài công ty khác lại cố gắng tìm cách khắc phục hậu quả của việc đồng đôla suy yếu. Chẳng hạn, công ty thời trang Benetton của Ý đã lên kế hoạch di chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi châu Âu để giảm chi phí sản xuất nhằm cạnh tranh với đối thủ H&M, một công ty có chi phí được tính bằng đôla.

Tuy nhiên “sự cố” đôla suy yếu trong năm 2004 cũng đã giúp các công ty rút ra được một bài học quan trọng về việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Volkswagen sau đó đã tăng chi phí cho việc phòng ngừa rủi ro, hiện công ty có hơn 70% tài sản được phòng ngừa rủi ro trường hợp đồng đôla giảm giá như năm 2004.

Học hỏi Benetton, Volkswagen cũng chuyển dần các nhà máy của mình ra khỏi châu Âu và địa điểm được lựa chọn là Mexico, quốc gia có đồng tiền “gắn” khá chặt với đồng đôla.

Đồng đôla yếu cộng với luật mới về thuế ảnh hưởng tới khoảng 350.000 người Mỹ sống tại châu Âu, đặc biệt là những người được trả lương bằng USD. Cuộc sống của sinh viên, công chức và người Mỹ về hưu ở Berlin, Paris, London khó khăn hơn khi đồng đôla rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm trở lại đây.

Những bên chịu thiệt không dừng ở phạm vi quốc gia

Ngay cả tại Mỹ, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ Wal-Mart có 70% lượng hàng hóa bán ra được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Wal-Mart đang chuyển dần các nguồn nhập hàng sang Ấn Độ để có được giá cả rẻ hơn thì rất ít siêu thị ở Mỹ có thể điều chỉnh được như vậy để giảm tác động của việc đồng đôla suy yếu.

Nhiều công ty của châu Âu và New Zealand cũng trở thành nạn nhân của tình trạng này. Tập đoàn thời trang Burberry của Anh có doanh số tăng mạnh nhờ nhu cầu hàng cao cấp đang có xu hướng lên ngôi. Tuy nhiên, theo tính toán của công ty này, đồng bảng Anh không chỉ tăng giá so với đồng đôla Mỹ mà cả với yen Nhật, và điều này có thể làm công ty bị thiệt một khoản doanh thu khổng lồ, ước tính hơn 7 triệu bảng.

Một công ty khác của Pháp là L’Oreal hứa hẹn sẽ có doanh thu vượt mức dự báo khi tính hết quý 1, doanh số của họ đã tăng 7,9%. Tuy nhiên, con số dự báo trên chưa tính đến yếu tố tỷ giá hối đoái và thực tế là sự tăng giá mạnh của đồng euro đã lấy bớt của họ 4,1% trong mức tăng doanh số quý 1.

Sự suy yếu của đồng đôla Mỹ còn để lại những thiệt hại nặng nề cho các công ty của New Zealand khi đồng đôla của nước này đã phá mức cao kỷ lục của 25 năm qua so với đôla Mỹ.

Sanford, một công ty đánh bắt thủy sản có trụ sở tại Auckland, cho biết trong khi lượng hàng xuất sang châu Âu vẫn đang tăng mạnh thì sức mua từ thị trường Mỹ đã giảm rõ rệt vì giá hàng của họ quá cao khi quy đổi ra đôla Mỹ. Trong nửa cuối năm, công ty này cho biết họ đã mất hơn 7 triệu đôla New Zealand từ tác động của việc USD giảm giá...

  • Nhật Vy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;