VND có khả năng tăng giá 5% so với USD
Cập nhật lúc 10:10, Thứ Năm, 06/03/2008 (GMT+7)
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa khuyến nghị nên để VND tăng giá 5% so với USD trong năm 2008.
Theo VAFI, trong nhiều năm qua Việt Nam liên tục duy trì chính sách VND yếu; khi đồng USD mất giá thì VND cũng giảm theo.
Khuyến nghị này nằm trong “gói” giải pháp mà VAFI gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính với mục đích ưu tiên mua ngoại tệ cho đối tượng nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua cổ phiếu.
Theo VAFI, trong nhiều năm qua Việt Nam liên tục duy trì chính sách VND yếu; khi đồng USD mất giá thì VND cũng giảm theo. Điều này đã duy trì được chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng chính sách này được duy trì khá lâu, VND đã tăng giá so với thực tế. Nếu nhìn sang các nước khu vực thì đồng tiền của họ đã lên giá so với USD khoảng 25%.
VAFI kiến nghị: “Ngân hàng Nhà nước nên có động thái điều chỉnh tỷ giá VND so USD làm cho VND tăng giá từ từ lên 5% trong năm 2008”.
Việc điều chỉnh này được giải thích ở mục đích nhằm hạn chế bớt dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào những công cụ nợ ngắn hạn như kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng hay trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Mặt khác, VAFI cho rằng đây là một giải pháp chống lạm phát khả thi. Nếu làm cho VND lên giá 5% thì cũng đồng nghĩa với việc giảm giá xăng dầu xuống 5%, đồng thời nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất cũng giảm theo.
Ngoài ra, việc điều chỉnh với mức tăng 5% nói trên sẽ “hạn chế rất nhiều việc ngân hàng nhà nước phải mua ngoại tệ và như vậy chúng ta sẽ định hướng được dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, làm cải thiện đáng kể sức cầu và góp phần ngăn chặn đà tụt dốc của thị trường chứng khoán”.
Trong suốt những năm gần đây, trước 2007, giá VND luôn trong hướng giảm so với USD với mức “ấn định” quen thuộc của Ngân hàng Nhà nước là 1%. Nhưng riêng từ nửa cuối năm 2007 đến nay, tỷ giá VND/USD đã có chiều hướng ngược lại, VND tăng giá, thậm chí thể hiện qua từng ngày.
Từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-0,75%. Đây là một bước tiến trong định hướng đưa tỷ giá VND/USD phản ánh sát hơn với biến động của thị trường.
Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh VND lên giá 5% ngay trong năm 2008 xem ra là rất khó khăn.
Trước hết, trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ vẫn tiếp tục định hướng điều hành tỷ giá một cách ổn định. Mới đây nhất, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát trong năm 2008, biên độ dao động của tỷ giá đã được xác định ở mức +/-2%.
Khuyến nghị của VAFI càng khó khả thi hơn khi phía sau mức tăng 5% của VND so với USD là “cú sốc” thực sự đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khi các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn còn khá mới mẻ.
Và ngay với nhà đầu tư nước ngoài, việc quy đổi USD sang VND “thiệt thòi” hơn cũng là một hạn chế cần tính đến.
(Theo VnEconomy)
Theo VAFI, trong nhiều năm qua Việt Nam liên tục duy trì chính sách VND yếu; khi đồng USD mất giá thì VND cũng giảm theo.
Khuyến nghị này nằm trong “gói” giải pháp mà VAFI gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính với mục đích ưu tiên mua ngoại tệ cho đối tượng nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua cổ phiếu.
Theo VAFI, trong nhiều năm qua Việt Nam liên tục duy trì chính sách VND yếu; khi đồng USD mất giá thì VND cũng giảm theo. Điều này đã duy trì được chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng chính sách này được duy trì khá lâu, VND đã tăng giá so với thực tế. Nếu nhìn sang các nước khu vực thì đồng tiền của họ đã lên giá so với USD khoảng 25%.
VAFI kiến nghị: “Ngân hàng Nhà nước nên có động thái điều chỉnh tỷ giá VND so USD làm cho VND tăng giá từ từ lên 5% trong năm 2008”.
Việc điều chỉnh này được giải thích ở mục đích nhằm hạn chế bớt dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào những công cụ nợ ngắn hạn như kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng hay trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Mặt khác, VAFI cho rằng đây là một giải pháp chống lạm phát khả thi. Nếu làm cho VND lên giá 5% thì cũng đồng nghĩa với việc giảm giá xăng dầu xuống 5%, đồng thời nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất cũng giảm theo.
Ngoài ra, việc điều chỉnh với mức tăng 5% nói trên sẽ “hạn chế rất nhiều việc ngân hàng nhà nước phải mua ngoại tệ và như vậy chúng ta sẽ định hướng được dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, làm cải thiện đáng kể sức cầu và góp phần ngăn chặn đà tụt dốc của thị trường chứng khoán”.
Trong suốt những năm gần đây, trước 2007, giá VND luôn trong hướng giảm so với USD với mức “ấn định” quen thuộc của Ngân hàng Nhà nước là 1%. Nhưng riêng từ nửa cuối năm 2007 đến nay, tỷ giá VND/USD đã có chiều hướng ngược lại, VND tăng giá, thậm chí thể hiện qua từng ngày.
Từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-0,75%. Đây là một bước tiến trong định hướng đưa tỷ giá VND/USD phản ánh sát hơn với biến động của thị trường.
Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh VND lên giá 5% ngay trong năm 2008 xem ra là rất khó khăn.
Trước hết, trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ vẫn tiếp tục định hướng điều hành tỷ giá một cách ổn định. Mới đây nhất, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát trong năm 2008, biên độ dao động của tỷ giá đã được xác định ở mức +/-2%.
Khuyến nghị của VAFI càng khó khả thi hơn khi phía sau mức tăng 5% của VND so với USD là “cú sốc” thực sự đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khi các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn còn khá mới mẻ.
Và ngay với nhà đầu tư nước ngoài, việc quy đổi USD sang VND “thiệt thòi” hơn cũng là một hạn chế cần tính đến.
(Theo VnEconomy)
,