221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1035105
DN lo ngại thuế lũy tiến và thắt chặt cho vay BĐS
1
Article
null
DN lo ngại thuế lũy tiến và thắt chặt cho vay BĐS
,

 - Các doanh nghiệp cho rằng, thuế lũy tiến và thắt chặt cho vay BĐS sẽ làm cho thị trường đóng băng.

Cuộc gặp mặt đầu năm của các DN thuộc Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) sáng 18/2 đã trở thành diễn đàn về các chủ trương mới đang được đưa ra và tới đây có thể sẽ áp dụng.

Thuế lũy tiến: Giá nhà đất sẽ cao hơn

Ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch thường trực HoREA, thay mặt hội viên đưa ra một loạt kiến nghị gồm 20 nội dung. Trong đó, ông Châu đặc biệt chú trọng về nội dung đánh thuế lũy tiến BĐS và thắt chặt cho vay BĐS.

Với chủ trương đánh thuế lũy tiến, người nghèo gần như không còn cơ hộ mua được nhà để ở. Ảnh: Đặng Vỹ

Theo ông Lê Hoàng Châu, theo như các thông tin có được, nếu dự thảo của Bộ Xây dựng đưa ra các hướng như định mức nhà ở 20 m2/người hoặc 100 m2/hộ là “kéo lùi chất lượng cuộc sống”. Lý do, theo ông Châu, đời sống người dân hiện nay đã khá hơn, nhất là ở các đô thị lớn, nhu cầu về chất lượng cuộc sống, về nhà ở ngày càng cao hơn. Căn hộ 100m2 không phải là lớn, nhất là với những người có nhiều tiền. 

TIN LIÊN QUAN
Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký HoREA, cũng cho rằng việc đưa ra định mức 100m2 là rất vô lý vì không có cơ sở. Bà cho rằng định mức này không khéo sẽ tạo ra hàng loạt sản phẩm nhà chỉ 100m2 trở xuống. Như vậy không những đã hạn chế nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn phá vỡ cảnh quan, lãng phí tài nguyên đất đai.

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công ty NHP, cho rằng có thể đánh thuế lũy tiến sẽ khiến giá nhà đất sẽ tăng cao hơn, và sẽ làm cho tính thanh khoản của hàng hóa BĐS bị chậm lại.

Giám đốc NHP cũng cho rằng, việc này sẽ khiến người nghèo sẽ càng khó có cơ hội mua được nhà ở.

Thắt chặt tín dụng BĐS: Người nghèo không còn cơ hội mua nhà trả góp

Giới kinh doanh BĐS cũng đang lo ngại có thể thời gian tới ngân hàng sẽ hạn chế cho vay BĐS. Đây sẽ là một yếu tố góp phần làm cho thị trường BĐS sẽ đóng băng trở lại.

Ông Nguyễn Phụng Thiều, Giám đốc Công ty Sài Gòn Gia Định, cho biết nếu Nhà nước, ngân hàng không cho ông vay để hỗ trợ người nghèo được mua nhà trả góp dài hạn, thì ông sẽ chuyển sang bán nhà theo hình thức kinh doanh, tức bán lấy tiền ngay, không bán trả góp.

Ông Thiều có 02 dự án xây căn hộ cho người nghèo tại quận 12 với hơn 1.000 căn hộ, dự định bán trả góp trong vòng 15 năm, với giá chỉ 300-500 triệu/1 căn. Khoản tiền hỗ trợ cho người mua được vay từ ngân hàng.

“Xây nhà ở cho người nghèo là việc của Nhà nước, chính quyền. Trong khi Nhà nước, chính quyền chưa làm được mà DN tự làm, lẽ ra cần phải được khuyến khích, hỗ trợ”, ông Thiều nói.

Đây sẽ là một thiệt thòi lớn cho người nghèo, và khó khăn cho quyết tâm tạo nhà ở cho người nghèo mà lâu nay TP.HCM đang thực hiện nhưng không mấy hiệu quả.

“Không thể kinh doanh BĐS mà không có sự tham gia của ngân hàng” - ông Lâm Văn Chúc, Giám đốc Công ty địa ốc Phúc Đức nói bên ngoài hội trường. Ông Chúc cho rằng nếu không có cấp vốn từ ngân hàng, DN khó thực hiện dự án, và không bao giờ có sản phẩm nhà bán trả góp theo phương thức dài hạn. Trong khi đó, mua nhà trả dài hạn là phương thức hợp lý nhất mà tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng.

Ở các nước như Mỹ, Singapore, Hong Kong…, Chính phủ luôn hỗ trợ người dân mua nhà trả dài hạn từ 20 năm trở lên, đa số là 30 năm. Nguồn vốn hỗ trợ này chủ yếu là từ ngân hàng.

Ông Lê Hoàng Châu dự báo tình hình sắp tới khá bi đát. Ông cho rằng nếu áp dụng cả hai chủ trương cùng lúc, tức vừa đánh thuế lũy tiến, vừa thắt chặt tín dụng BĐS, chắc chắn thị trường sẽ đóng băng.

  • Đặng Vỹ
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,