221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1027352
Việt Nam bị ảnh hưởng nếu Mỹ suy thoái, song không mạnh
1
Article
null
Việt Nam bị ảnh hưởng nếu Mỹ suy thoái, song không mạnh
,

(VietNamNet) - Đã bắt đầu hoà nhập vào thị trường thế giới, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ, song có thể sẽ không bị ảnh hưởng mạnh.

>> Nền kinh tế lớn nhất hành tinh đang lâm nguy?!
>> Đối mặt với khủng hoảng tài chính, Fed giảm mạnh lãi suất

Trên đường phố Hà Nội. Ảnh Nhật Vy.
Trên đường phố Hà Nội. Ảnh Nhật Vy.

Việt Nam bị ảnh hưởng nếu Mỹ suy thoái

Thực tế cho thấy, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ, một khi thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính, đã bắt đầu hoà vào dòng chảy chung của thế giới.

Minh chứng mới nhất là việc thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sụt giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới lại vừa chứng kiến một ngày thứ 3 đen tối, ngày 22/1 hôm nay.

Cụ thể, bất chấp việc một số công ty lớn công bố lãi to trong năm 2007 như HPG, DPM, SSI hay MPC, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục trượt dốc mạnh khi nhiều nhà đầu tư lo ngại sự ảnh hưởng của chứng khoán toàn cầu sẽ tác động đến Việt Nam.

Một loạt các thị trường trên thế giới bị giảm, như Mỹ, châu Âu, hay châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật, khiến cho giới đầu tư trong nước không khỏi lo ngại các nhà đầu tư ngoại trên thị trường sẽ bán ra.

Tất nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn ở trong nước cũng có nhiều yếu tố nội tại khiến các nhà đầu tư bi quan như sự chuyển dịch vốn sang thị trường bất động sản, IPO của đại gia Sabeco sắp tới và việc bán ra để chuẩn bị mua sắm cho dịp tết Nguyên đán...

Nhưng rõ ràng hiệu ứng từ thị trường thế giới là không thể phủ nhận.

Vậy nên, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/1, chỉ số VN-Index giảm 26,14 điểm, tức 3,13%, xuống mức 807,74 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 5/1/2007. Thị trường chỉ có 5 mã cổ phiếu tăng giá, trong khi có đến 131 mã giảm giá, còn 6 mã đứng giá.

WB: Suy thoái tài chính không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9/1 cho rằng, các nước đang phát triển kéo lại tăng trưởng cho thế giới, với GDP tăng 7,1% năm 2008; và ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu lên các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là không lớn.

Báo cáo, với tựa đề “Phổ biến công nghệ tại các nước đang phát triển”, cho biết các nước đang phát triển có sức chống chịu tốt với sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ, với mức GDP trung bình là 7,1% năm 2008, so với mức tăng trưởng trung bình của các nước có thu nhập cao chỉ là 2,2%.

Báo cáo dự báo tăng trưởng thế giới trong hai năm tới sẽ giảm, và các nước đang phát triển phải tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ để tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai.

Tăng trưởng toàn cầu năm 2007 dự báo đạt 3,6% so với 3,9% năm 2006, do tăng trưởng yếu ở các nước có thu nhập cao. Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2008 sẽ thấp hơn, ở mức 3,3%.

Đồng đô la yếu, kinh tế Mỹ suy thoái và khả năng đổ vỡ thị trường tài chính là những yếu tố chính của tình trạng này. Những rủi ro này sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu và dòng tiền vào các nước đang phát triển và làm giảm giá trị của đầu tư từ Mỹ sang nước khác.

Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển có thể phải sử dụng nguồn dự trữ và các biện pháp khác để chống lại các cú sốc từ thị trường toàn cầu.

“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng trung bình trong vòng hai năm tới. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế Mỹ suy thoái mạnh hơn có thể sẽ làm suy yếu tăng trưởng ở các nước đang phát triển”, ông Uri Dadush, giám đốc nhóm thực hiện Báo cáo và Trưởng ban Thương mại Quốc tế của Ngân hàng Thế giới, cho biết.

Tăng trưởng mạnh gần đây của các nước đang phát triển đã làm tăng giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là dầu, kim loại và khoáng sản, có lợi cho các nước xuất khẩu những mặt hàng này. Tuy nhiên, giá nông sản tăng gần đây đang gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nghèo đô thị.

Báo cáo cũng cho rằng quản lý kinh tế vĩ mô thận trọng và phát triển công nghệ đã làm tăng sản lượng và thu nhập ở các nước đang phát triển trong vòng 15 năm qua, và vẫn sẽ là công cụ giảm nghèo chính trong thập kỉ tới.

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương dự kiến có thể đạt mức GDP trung bình 10% trong năm 2007, 9,8% năm 2008, và 9,6% năm 2009. Tăng trưởng của Việt Nam dự báo là 8,3%, cho 2007 8,2% cho 2008 và 8,3% cho 2009. Ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu lên các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam là không lớn.

  • Nhật Vy

    Ý kiến của bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,