221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1027132
Chứng khoán Việt Nam tụt xuống gần 800 điểm
1
Article
null
Chứng khoán Việt Nam tụt xuống gần 800 điểm
,

(VietNamNet) - Sự suy giảm liên tục và rất mạnh của hầu hết các TTCK trên thế giới dường như đang có tác động mạnh tới giá cổ phiếu tại Việt Nam.

1
Sự sụt giảm liên tục của TTCK trong nhiều tháng qua đang khiến hầu hết các NĐT thua lỗ. (Ảnh: LAD)
Tính tới cuối giờ chiều ngày 21/1, chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Âu, châu Á giảm rất mạnh so với phiên giao dịch trước đó.

Cụ thể, tại châu Á, chỉ số Hang Seng giảm 1.397,26 điểm (tương đương 5,54%) xuống mức 23.804,61 điểm. Chỉ số Straits Times giảm 122,75 điểm (tương đương 3,95%) xuống mức 2.981,50 điểm. Chỉ số Nikkei 225 giảm 535,35 điểm (tương đương 3,86%) xuống mức 13.325,94 điểm.

Còn tại châu Âu, chỉ số DAX giảm 196,25 điểm (tương đương 2,68%) xuống mức 7.117,92 điểm. Chỉ số FTSE 100 giảm 156,00 điểm (tương đương 2,64%) xuống mức 5.745,70 điểm. Chỉ số CAC 40 giảm 163,00 điểm (tương đương 3,2%) xuống mức 4.929,40 điểm.

Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán cũng đang có xu hướng giảm tiếp nhưng mức độ nhẹ hơn.

Như vậy, mặc dù thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã liên tục suy giảm nhiều tháng và một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh rất tốt nhưng xu hướng chung trên thị trường vẫn rất ảm đạm.

Sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung, sự mất cân bằng cung - cầu trên thị trường, và sự tăng giá mạnh của nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cùng với sự bất ổn của các mặt hàng thay thế cho chứng khoán như vàng… đã tiếp tục ảnh hưởng xấu  tới tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kết thúc phiên giao dịch 22/1, các cổ phiếu blue-chips tiếp tục có phiên giảm điểm mạnh thứ 2 liên tiếp, kéo chỉ số chứng khoán đại diện sàn HOSE xuống gần ngưỡng 800 điểm.

Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm 26,14 điểm (tương đương giảm 3,13%) xuống 807,74 điểm.

Trong số 145 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn (thêm cổ phiếu SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - SaiGonTel lên sàn hôm 18/1 với 45 triệu cổ phần), chỉ có 5 mã tăng giá, 134 mã giảm giá và 6 mã đứng giá.

Khối lượng giao dịch tăng mạnh vào cuối phiên tăng nhẹ so với hôm qua, đạt 7,75 triệu đơn vị, tuy nhiên giá trị giao dịch giảm xuống 608,4 tỷ đồng.

Rất nhiều cổ phiếu blue-chips giảm giá.

Toàn bộ 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường có phiên giảm đồng loạt thứ 2 liên tiếp.

Cổ phiếu VIC của Vincom giảm mạnh nhất với mức giảm 46.500 đồng (tương đương giảm 32,5%) xuống 96.500 đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu này giảm do hôm nay giao dịch không hưởng quyền.

Cụ thể, ngày 22/1 cổ phiếu VIC giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 02 quyền mua sẽ được mua thêm 01 cổ phiếu với giá phát hành là 10.000 đồng/cp).

VIC hiện có vốn điều lệ là 800 tỷ đồng (tương đương 80 triệu cổ phần). Dự kiến ngày 29/4, VIC sẽ niêm yết bổ sung số cổ phiếu vừa phát hành thêm. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm đợt này là từ 13/02/2008 đến 11/03/2008.

Ngoài VIC, các cổ phiếu lớn khác đều giảm giá do xu hướng giảm chung của thị trường.

Nổi bật là cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm tới 6.000 đồng (4,1%) xuống 139.000 đồng/cp mặc dù doanh nghiệp này vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2007 rất ấn tượng với lợi nhuận sau thuế cả năm 2007 đạt 858,55 tỷ đồng, tăng 254,54% so với năm 2006.

Cổ phiếu FPT của đại gia CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT còn giảm mạnh hơn với 9.000 đồng (tương đương giảm 4,7%) xuống 183.000 đồng/cp - mức thấp nhất từ khi cổ phiếu này lên sàn.

Cổ phiếu VNM của đại gia sữa Vinamilk cũng không nằm ngoài xu hướng giảm với mức mất điểm 7.000 đồng (4,7%) xuống 143.000 đồng/cp.

STB của Ngân hàng Sacombank giảm 1.500 đồng (2,4%) xuống 60.000 đồng/cp.

Đại gia Đạm Phú Mỹ (DPM) giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi lên sàn là 63.000 đồng/cp (giảm 1.500 đồng).

Với giá đa số các cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ. Hôm nay có 15 cổ phiếu có khối lượng giao dịch đạt trên 100.000 đơn vị.

Trong đó, đứng đầu là STB với 984.810 cổ phần, SSI với 710.740 cổ phần và DPM với 482.620 cổ phần.

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,