221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1020104
Lo giải ngân vốn đầu tư nước ngoài
1
Article
null
Lo giải ngân vốn đầu tư nước ngoài
,

(VietNamNet) - Năm 2007, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục lập kỷ lục mới. Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, năm 2007, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 69,3% so với năm trước, vượt 53,2% kế hoạch dự kiến cả năm (13 tỷ USD). Con số này đã vượt qua kỷ lục 12 tỷ USD của năm 2006 để trở thành kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay. Kết quả này càng có ý nghĩa khi năm 2008 là năm kỷ niệm 20 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài (1988 - 2008).

Tăng mạnh về quy mô

Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, số vốn thu được trong năm 2007 đã chiếm 25% số vốn trong 20 năm qua. 

Nếu như cách đây 5 năm, những dự án chỉ trăm triệu đã  được cho là lớn thì đến nay những dự án vài trăm triệu đã trở nên quen thuộc và không thiếu những dự án tỷ USD, thậm chí cả gần 2 tỷ USD. Điều này cho thấy sự chuyển biến rất tốt quy mô dự án với hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao ở nhiều lĩnh vực như sản xuất máy tính xách tay, linh kiện điện tử... 

Hàng loạt dự án lớn, đầu tư vào ngành công nghệ cao được triển khai. (Ảnh: Trần Thủy)

Trong số đó có thể kể đến dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD là điểm nhấn cả về chất lượng và quy mô dự án, hệ thống các nhà máy của Foxconn, nhà máy sản xuất máy tính xách tay 600 triệu USD.

Vào những ngày cuối năm, các dự án đã tăng tốc nâng số vốn thêm hơn 5 tỷ USD. Các dự án lớn xuất hiện vào cuối năm là lọc dầu của Vũng Rô với 1,7 tỷ USD của nhà đầu tư Nga, dự án khu công viên Yên Sở ( Hà Nội) của Malaysia với gần 900 triệu USD… Bên cạnh đó có khá nhiều dự án rất lớn với tổng vốn đầu tư lên tới 5 tỷ USD đang trong giai đoạn tìm hiểu, đàm phán để được cấp phép.

Đầu năm 2008, Chính phủ cũng sẽ cấp phép nhiều dự án lớn như một số khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) có số vốn 5 tỷ USD đầu tư vào Bắc Giang, Bắc Ninh; Khu liên hợp sản xuất thép cao cấp công suất 10 triệu tấn/năm, của tập đoàn Ferro (Trung Quốc) cũng có vốn 5 tỷ USD... ông Thắng cho biết

Một điểm đáng chú ý, Luật Đầu tư mới đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tinh thần thông thoáng, minh bạch và phân cấp mạnh, luật này đã trở thành nguyên nhân chính tạo một sự sôi động trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài của các địa phượng. Sự chủ động vào cuộc của các tỉnh thành đã tạo nên điểm nhấn cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay. 

Thực tế cho thấy, đến nay đã có 60 địa phương trong cả nước thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI theo các điều kiện phân cấp tại địa bàn. TP.HCM có nhiều nhất dự án được cấp giấy phép theo cơ chế phân cấp. Năm 2007, TP. Hồ Chí Minh đã cấp 410 giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư ước 2,5 tỷ USD. Mặc dù có không ít khó khăn, song dòng vốn FDI đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Thách thức giải ngân

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, năm 2007 mới chỉ giải ngân được 4,6 tỷ USD, chiếm 30%. Điều này cho thấy nhiệm vụ trọng tâm cho những năm tiếp theo là tập trung cho giải ngân FDI. Ước tính, năm 2008,  FDI đạt 15 tỷ USD và phấn đấu giải ngân vốn 5,6 - 6 tỷ USD. "Giải ngân sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng trách của năm 2008", ông Thắng nói.

Cần tập trung đầu tư mạnh hơn nữa cho hạ tầng. (Ảnh: Phước Hà)

Làn sóng đầu tư mới từ các đối tác tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung Đông,… đã đến Việt Nam với cam kết thoả thuận hàng chục tỷ USD, trong đó có một số dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD... nhưng đứng trước các dự án lớn chúng ta càng nhận ra nhiều các hạn chế, thách thức trước mắt để chuẩn bị điều kiện tiếp nhận và khả năng hấp thụ các dự án quy mô vốn lớn của Việt Nam.

Ông Thắng nói, thực ra thu hút càng lớn thì càng mừng nhưng mối lo cũng càng lớn lên để làm sao giải ngân được hiệu quả. Hơn nữa là phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của các nhà đầu tư vào và phát triển. Chúng ta phải nhận thức rõ một điều giải ngân chậm sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng, từ chỗ tin tưởng mà gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của chúng ta. 

Hiện nay, ở hầu hết các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng như điều kiện của các dự án đầu tư chậm ban hành văn bản quy định các điều kiện cụ thể làm căn cứ để thẩm tra, cấp GCNĐT, gây lúng túng cho các địa phương và nhà đầu tư. Nhiều vấn về đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể; chế độ báo cáo thống kê.v.v. chưa được hướng dẫn đầy đủ, hoặc chưa được sửa đổi phù hợp cũng làm giảm tiến độ triển khai dự án. Bên cạnh đó, việc xử lý về quan điểm đối với một số dự án lớn còn lúng túng, kéo dài.

Đặc biệt, vấn đề cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp tiến độ phát triển đầu tư, ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư. Việc chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) cũng như việc giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư dân khu vực đầu tư còn nhiều bất cập đã hạn chế việc tiếp nhận các dự án mới cũng như đẩy nhanh tiến độ đã được cấp giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, vấn đề nhận lực đang nổi lên và một thách thức lâu dài. Thực tế có không ít dự án đều phải vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực. "Đơn cử, dự án máy tính xách tay của Vĩnh Phúc đang cần ngay 3.000 lao động có tay nghề nhưng ông chủ tịch tỉnh phải thừa nhận là việc huy động hiện nay là rất khó. Do vậy, chủ dự án đã phải đào tạo gấp số lao động này trong 6 tháng để họ có trình độ tối thiểu có thể vận hành dây chuyền sản xuất…", ông Thắng cho biết.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,