221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1003894
Đánh thuế lũy tiến BĐS: Doanh nghiệp sẽ bị thuế chồng thuế?
1
Article
null
Đánh thuế lũy tiến BĐS: Doanh nghiệp sẽ bị thuế chồng thuế?
,

(VietNamNet) - Nếu việc áp dụng đánh thuế lũy tiến đối với nhà và đất mà không phân biệt đối tượng, doanh nghiệp có thể sẽ là nơi đầu tiên "lãnh đủ" khi áp dụng.

Dư luận thời gian gần đây rất hoan nghênh chủ trương của Chính phủ là đánh thuế lũy tiến vào nhà đất và thuế sở hữu tài sản bất động sản (BĐS) để chống nạn đầu cơ. Cụ thể, mới đây Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi pháp lệnh thuế nhà đất theo hướng đánh thuế lũy tiến đối với người có nhiều nhà, đất vượt hạn mức qui định, hoặc có nhà đất nhưng không đưa vào sử dụng.

Sẽ hạn chế được nạn đầu cơ nhà đất nhờ biện pháp đánh thuế lũy tiến. Ảnh: Đặng Vỹ

Sẽ hạn chế được nạn đầu cơ nhà đất nhờ biện pháp đánh thuế lũy tiến. Ảnh: Đặng Vỹ

Sẽ hạn chế được nạn đầu cơ

Giải pháp trên đã nhận được sự ủng hộ từ nhân dân và nhiều giới. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng đây là giải pháp rất đúng để ngăn chặn nạn đầu cơ và đại dịch sốt. Thực ra, các đề xuất này đã được giáo sư đề đạt lên Quốc hội từ những năm 2004-2005.

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, các đại dịch sốt là do mất cân đối cung cầu, mà thủ phạm là nạn đầu cơ gây ra. Giải trừ được nạn đầu cơ là sẽ giải quyết được tình trạng sốt giá, sẽ đưa giá cả về lại với thị trường.

"Quốc hội có thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dưới dạng một pháp lệnh về thuế. Như vậy, sau ba tháng tập trung, các sắc thuế đổi mới có thể phát huy tác dụng điều tiết có hiệu quả cho thị trường bất động sản" - vị giáo sư này sốt sắng.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, cho rằng hiện nay bất ổn nhất chính là thị trường BĐS. Ông cũng cho rằng đánh thuế đất lũy tiến vào nhà đất và thuế sở hữu tài sản bất động sản là giải pháp hữu hiệu kéo giá đất trở lại... mặt đất.

Tiến sĩ Trần Du Lịch cũng đã từng có kiến nghị như Giáo sư Đặng Hùng Võ từ nhiều năm qua. Và có lẽ nội dung này cũng sẽ tiếp tục chưa được xem xét nếu không có sự cố "cơn điên" The Vista và Sky Garden 3 ở TP.HCM.

Tôi không dám bình luận vì sao Chính phủ chậm đưa ra các chính sách tài chính để điều chỉnh thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không có trở ngại gì ở đây cả, trên thế giới người ta đều sử dụng các sắc thuế đối với bất động sản, ví dụ thuế luỹ tiến, mà tôi đã từng kiến nghị nhiều năm nay" - Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM nói.

Giáo sư Nguyễn Quang A cũng đồng tình với chủ trương mới này. Ông nói: "Chừng nào còn chưa có thuế thì không tránh khỏi đầu cơ, thậm chí các nguồn tiền bẩn cũng sẽ được chuyển thành bất động sản”.

Giá đất tiếp tục tăng cao chứ không hạ?

Các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Chính phủ là phải ngăn chặn nạn đầu cơ. Tuy nhiên, DN cũng e ngại việc đánh thuế lũy tiến sẽ khiến DN thêm khó khăn.

Tuy nhiên doanh nghiệp lo âu vì đây là lực lượng nắm nhiều dự án, nhưng việc thực hiện luôn luôn bị chậm trễ. Ảnh: Đ.V

Đánh thuế lũy tiến BĐS, doanh nghiệp lo âu vì đây là lực lượng nắm nhiều dự án, nhưng việc thực hiện luôn luôn bị chậm trễ. Ảnh: Đ.V


Lãnh đạo các công ty kinh doanh địa ốc Vạn Phát Hưng, Phúc Đức, Kiến Á, là các ông Trần Văn Thành, Lâm Văn Chúc, Huỳnh Trương Phất đều cùng quan điểm cho rằng việc đánh thuế lũy tiến là cần thiết, nhưng nếu không phân biệt là đối tượng đầu cơ với DN đang kinh doanh, việc áp dụng sẽ sai đối tượng và doanh nghiệp lại tiếp tục phải nộp thuế mức cao.

Những nhà kinh doanh này đều cùng cho rằng, hiện tại thuế thu nhập doanh nghiệp đã là một hình thức lũy tiến. Vậy nếu áp dụng đánh thuế lũy tiến BĐS và tài sản, DN sẽ bị thuế chồng thuế, số tiền nộp sẽ bị tăng cao.

"Nếu áp dụng chủ trương này mà không phân biệt đối tượng, ắt doanh nghiệp sẽ là nơi đầu tiên bị áp dụng trước" - ông Lâm Văn Chúc, Giám đốc Công ty Phúc Đức lo lắng.

"Bởi lẽ không ai nhiều đất đai, bất động sản bằng doanh nghiệp, và cũng không lĩnh vực nào ỳ ạch, chậm trễ bằng kinh doanh nhà đất" - ông Huỳnh Trương Phất, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Kiến Á, nói.

Ông Chúc cho rằng, cuối cùng người mua nhà và đất phải chịu khoản tăng thêm này. Ông Chúc e ngại rằng để đảm bảo cân đối tài chính và lợi nhuận, chắc chắn DN sẽ phải nâng giá bán. Lúc đó giá nhà đất tăng lên sẽ khiến DN khó mua bán. Người nghèo, người thu nhập trung bình và thấp càng khó mua được nhà.

Các DN cho rằng, việc áp dụng chủ trương trên có thể ngăn chặn được một phần tình trạng đầu cơ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra tình trạng đóng băng nếu DN cũng phải thực hiện chủ trương này.

Cần hỗ trợ các giải pháp thúc đẩy kinh doanh

Ông Trần Văn Thành, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Vạn Phát Hưng, cho rằng cần phải phân biệt rõ, DN không phải là nhà đầu cơ, mà là lực lượng tập trung nguồn lực cho nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, ông đề nghị khi áp dụng chủ trương đánh thuế lũy tiến vào nhà đất và tài sản sở hữu, nên xem xét không áp dụng với DN.

"Nên làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện thực hiện nhanh dự án thay vì áp dụng thuế. Bởi nếu áp dụng thuế mà không có biệp pháp hỗ trợ thực hiện dự án, thì vẫn cứ bế tắc" - ông Thành nói.

"Chẳng hạn Nhà nước hỗ trợ nhanh về thủ tục duyệt, cấp phép dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, huy động vốn... thì dự án sẽ được thực hiện nhanh hơn"

Như vậy, thị trường sẽ được đáp ứng thêm sản phẩm, đảm bảo cân đối cung cầu, giá nhà đất ổn định. Cách này giúp ngăn chặn nạn đầu cơ hiệu quả không kém đánh thuế lũy tiến.

Ông Thành cảnh báo rằng, việc đánh thuế trong thời gian ngắn có thể có hiệu quả, song về lâu về dài vẫn có điểm bất lợi. Về lâu dài tính khả thi sẽ hạn chế, hoặc nếu áp dụng triệt để thì sẽ đẩy giá lên, trong khi giá đất đã rất cao.

Ông Huỳnh Trương Phất nói rằng hiện nay, DN kinh doanh BĐS vẫn còn rất vất vả, một phần bởi những khó khăn đặc thù của thị trường và quan trọng hơn là chưa có đầy đủ các công cụ hỗ trợ từ phía Nhà nước. Bởi lẽ đó, việc Nhà nước hỗ trợ DN để thúc đẩy kinh doanh nhằm làm đòn bẩy thúc đẩy thị trường, góp phần phát triển kinh tế, là biện pháp cần thiết hơn trong giai đoạn này.

"Doanh nghiệp nào cũng muốn dự án của mình thực hiện nhanh để nhanh chóng thu hồi và quay vòng vốn, trả lãi ngân hàng. Không doanh nghiệp nào lại ngâm dự án của mình, làm chậm trễ hoạt động kinh doanh của mình" - ông Huỳnh Trương Phất nói.

Ông Thành nói rằng hiện nay các DN đã phải "mang" rất nhiều thứ trên mình, "như một nồi lẩu thập cẩm", trong đó, các khoản thuế, phí, lệ phí đã hàng chục loại.

"Chỉ cần thêm một thứ gì nữa, doanh nghiệp sẽ như con ngựa thồ quá tải, sẽ ngã quỵ không gỡ nổi" - Phó Chủ tịch HĐQT Vạn Phát Hưng cảnh báo.

Sau hàng loạt nội dung ban ra từ các nghị định 181, 17, 02, 153, với các quy định ngày càng khắt khe, DN kinh doanh BĐS ngày càng khó khăn hơn trong việc huy động vốn. Trong đó, các quy định như phải hoàn thành cơ sở hạ tầng và làm xong nghĩa vụ tài chính mới được cấp "sổ đỏ", không được huy động vốn của khách hàng khi chưa làm xong phần móng... là những ràng buộc khiến DN rất khó khăn và lúng túng. Đã có rất nhiều DN bỏ cuộc, hoặc từ bỏ BĐS, chuyển hướng kinh doanh.

  • Đặng Vỹ
     
    Ý kiến của bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,