221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1001998
Nguy cơ thiếu phân bón cho vụ đông xuân
1
Article
null
Nguy cơ thiếu phân bón cho vụ đông xuân
,

(VietNamNet) - Vụ đông xuân đã đến, nguy cơ thiếu nhiều loại phân bón, khả năng khan hàng và sốt giá cục bộ là rất lớn bởi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. 

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, giá phân ure trên thế giới vẫn đang tăng do nhu cầu tăng cao. Mức giá FOB mà một số doanh nghiệp mua của Trung Quốc là 305-310 USD/tấn. Do nhu cầu vẫn đang tăng cao nên có nhiều dự báo giá ure có thể đạt tới giá 350-375 USD tấn, CFR. Hiện giá ure của Trung Đông được bán với giá 336 USD/tấn, FOB. Không chỉ có ure mà một số loại phân bón khác cũng tăng cao. Tới thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhập khẩu phân DAP với giá 500 USD/tấn, kali 350-400 USD/tấn...

Ở trong nước giá phân ure cũng đang đứng ở mức cao, giá bán đến tay người tiêu dùng từ 5.500 đồng-6.000 đồng/kg tuỳ từng địa phương. Không những giá tăng cao mà nhiều loại phân bón còn có nguy cơ bị thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu. Điều này sẽ tác động rất mạnh tới sản xuất của nông dân. 

Sản phẩm của nhà máy phân đạm Phú Mỹ( Ảnh minh hoạ)
Sản phẩm của Nhà máy phân đạm Phú Mỹ (Ảnh minh hoạ)

Theo Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, nếu như mọi năm, thiếu phân bón chỉ đồng nghĩa với thiếu ure và DAP thì năm nay nguy cơ thiếu đã lan sang cả lân chế biến và NPK, những chủng loại phân bón mà Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động.

Đến thời điểm này, lượng phân lân chế biến và phân NPK dự trữ của Tổng Công ty Hoá chất  cho vụ đông và đông xuân 2008 chỉ bằng 27% so với cùng kỳ năm 2006 (Công ty Supe photphat và Hoá chất Lâm Thao tồn kho phân NPK trên 45 nghìn tấn, còn các đơn vị khác chỉ còn tồn 2-5 nghìn tấn, nghĩa là chỉ tương đương với 1-2 ngày tiêu thụ), còn ure và phân chế biến tồn kho từ 35-38%, vì vậy, khả năng khan hàng và sốt giá cục bộ trong vụ đông xuân là rất lớn.

Với các doanh nghiệp phân bón trong nước, việc sản xuất đang gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều đơn vị sản xuất phân bón, nhất là các đơn vị chuyên sản xuất phân hỗn hợp NPK, đang trong tình trạng nếu mua nguyên liệu nhỏ giọt để sản xuất cầm chừng thì không đảm bảo kế hoạch và không đủ công việc cho người lao động, còn nếu bỏ vốn lớn ra mua nguyên liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu phân NPK thì rủi ro cao nếu giá nguyên liệu hạ xuống thì cầm chắc phần lỗ và nhiều đơn vị cũng không có nhiều vốn tập trung để mua nguyên liệu.

Theo Tổng Công ty Hoá chất, nếu đảm bảo được việc vận chuyển quặng apatit từ Lào Cai thì sẽ không có chuyện thiếu phân bón trong vụ đông xuân 2007-2008, nhất là đối với ba loại phân bón mà tổng công ty này đang sản xuất với số lượng lớn là super lân, phân lân nung chảy và phân NPK. Tuy nhiên, việc vận chuyển quặng về nhà máy, đặc biệt là các nhà máy tại phía Nam là rất khó khăn. Mặc dù ngành đường sắt đã dành trên 50% năng lực vận tải của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội để phục vụ cho việc chuyên chở quặng apatit nhưng cũng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu phân bón bình quân như các niên vụ trước, mỗi tháng, Tổng Công ty Hoá chất phải đảm bảo sản xuất được khoảng 100.000-120.000 tấn phân bón các loại cung cấp ra thị trường. Đó là chưa kể đến nhu cầu lân chế biến và NPK có thể tăng vọt nếu như thời tiết vụ đông và đông xuân trở nên rét đậm. Muốn vậy, mỗi tháng ngành đường sắt phải chuyên chở chưa tới 100.000 tấn quặng cho các nhà máy. Nhưng hiện nay, lượng quặng apatit vận chuyển mới chỉ đạt xấp xỉ 70%. Vì vậy, nhiều nhà máy đang trong tình rạng sản xuất “cầm hơi”. 

Ngoài ra việc thiếu đầu máy, toa xe vẫn chưa được giải quyết, vì vậy nguy cơ thiếu phân bón cho vụ đông xuân 2007-2008 là có thật. Hiện tiêu thụ phân bón đã chậm lại do mưa lũ tại miền Trung, nhưng khi lũ rút thì chắc chắn mức tiêu thụ sẽ tăng mạnh và khả năng thiếu phân bón cung cấp. 

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,