221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
997004
Tại sao chưa đánh thuế đầu cơ nhà đất?
1
Article
null
Tại sao chưa đánh thuế đầu cơ nhà đất?
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói: "Thuế chỉ là một yếu tố. Quan trọng là làm tốt quy hoạch, tăng nguồn cung cho thị trường, mua bán công khai, minh bạch. Như vậy, sẽ lập lại được trật tự về giá nhà đất".

Giải pháp cho những cơn sốt giá nhà đất ở cả Hà Nội và TP. HCM đã thành chủ đề nóng của dư luận. Trong các bài trước, VietNamNet đã đăng ý kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho là phải đánh thuế cao những diện tích đầu cơ, Viện trưởng Viện Kinh tế TP. HCM Trần Du Lịch nói nên ưu tiên thuế về đất đai hơn là thuế thu nhập cá nhân, khi có thuế, giá đất sẽ xuống ngay.

Bộ trưởng Tài chính: Chưa hội đủ điều kiện cần để ban hành Luật Thuế sử dụng đất (ảnh: VA)

Bộ trưởng Tài chính: Chưa hội đủ điều kiện cần để ban hành Luật Thuế sử dụng đất (ảnh: Tuổi trẻ)

Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác. Bộ trưởng Tài chính cho là hiện chưa hội đủ điều kiện để ban hành Luật Thuế sử dụng đất, và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư và Phát triển, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng cho là "khó mà đánh thuế đầu cơ đất".

Thiếu cơ chế để thị trường vận hành

Giá bất động sản, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức rất cao so với thu nhập của người dân. Chính phủ quan tâm đến việc này như thế nào để thị trường vận hành bình thường?

Đã gọi là thị trường thì cái chính vẫn là cung - cầu. Nếu bây giờ chúng ta đưa cung ngang bằng với cầu thì sẽ có mức giá tốt, hợp lý. Tôi lấy ví dụ như Hà Nội bây giờ làm thật tốt công tác quy hoạch, công bố thật nhiều dự án nhà đất, hàng hoá được bán công khai thì chắc chắn cung sẽ nhiều lên và giá sẽ được lập lại ở trật tự bình thường.

Thưa ông, chúng ta không thể vận hành được thị trường bất động sản một cách thông suốt nếu như thiếu các chính sách tài chính phù hợp, chẳng hạn như chính sách thuế để chống đầu cơ?

Thuế chỉ là một yếu tố thôi (tất nhiên cũng cần phải hoàn thiện). Bởi vì, gọi là thị trường là thế nào? Một là phải có hàng hoá, bây giờ chính sách về phát triển nhà, đất của ta đã rất rõ ràng, giao dịch cũng rõ ràng: đầu giá, đấu thầu dự án. Cái thiếu bây giờ chỉ còn là cơ chế cho thị trường đó vận hành thế nào.

Theo tôi, cần có cơ chế để hàng hoá đó có nơi giao dịch, cần có chính sách quản lý thông tin đất đai công khai, minh bạch. Thứ hai, muốn thị trường phát triển thì việc cấp các chứng thư về nhà đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phải nhanh chóng hoàn tất để khi có nhu cầu người ta có thể mua, bán dễ dàng.

Đang nghiên cứu đánh thuế tài sản

Nhưng thưa Bộ trưởng, giá nhà đất cao được xác định là do bị đầu cơ thao túng, làm giá là chính, mà theo các chuyên gia thì ngoài chính sách thuế ra, không có cách nào có thể chống được đầu cơ?

Để giải quyết triệt để vấn đề này thì phải nghiên cứu đánh thuế tài sản. Hiện nay, chúng tôi đang được giao nghiên cứu xây dựng luật thuế Tài sản để trình Quốc hội vào năm 2010. VN 73; nguyên tắc, việc đánh thuế theo suất luỹ tiến đối với đất ở sẽ góp phần hạn chế việc đầu cơ, nắm giữ đất đai trái pháp luật. Càng sử dụng nhiều đất, đất có giá trị càng cao thì càng phải chịu mức thuế cao.

Nhưng tôi xin nhấn mạnh, thuế chỉ là một yếu tố thôi, ngoài ra còn cần nhiều giải pháp khác như phải có Luật Đăng ký bất động sản chẳng hạn. Vì nếu không thì không có cơ chế nào để kiểm soát được một người có nhiều nhà, nhiều đất để mà tính thuế.

Nguyên tắc cơ bản đánh thuế tài sản sẽ như thế nào, thưa ông?

Hiện nay đang nghiên cứu nên cũng chưa biết cụ thể được. Nhưng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như đánh thuế suất luỹ tiến nhằm điều tiết đầu cơ, đồng thời buộc chủ sử dụng phải sử dụng đất hiệu quả. Điều này nước nào cũng làm và đó cũng là mục tiêu lớn nhất của chúng ta.

Để đất đai thực sự trở thành nguồn lực trong phát triển kinh tế, việc quản lý thông qua quy hoạch tốt để đưa đất vào sử dụng hiệu quả là quan trọng nhất, chứ không phải là tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách.

Tại sao lại rút Luật Thuế sử dụng đất ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2007, trong khi Pháp lệnh Thuế nhà đất đã trở nên rất lạc hậu?

Ban đầu định làm Luật Thuế sử dụng đất để thay thế Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất cũng nhằm mục tiêu đảm bảo công bằng về nghĩa vụ trong sử dụng đất và hạn chế đầu cơ về đất ở. Nhưng khi suy tính lại thì Luật điều chỉnh cái gì? Một là đất nông nghiệp, chúng ta đang thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho đến năm 2010, mà theo quan điểm của tôi thì sẽ phải nghiên cứu để tiếp tục kéo dài chủ trương này sau 2010.

Còn đất phi nông nghiệp, hiện chúng ta đang có Pháp lệnh Thuế nhà đất. Như vậy chưa hội đủ điều kiện cần để ban hành Luật Thuế sử dụng đất. Nên Chính phủ quyết định là sẽ sửa Pháp lệnh Thuế nhà đất, đồng thời nghiên cứu ban hành Thuế Tài sản, như vậy sẽ đáp ứng yêu cầu trước mắt và mục tiêu lâu dài là quản lý đất đai và điều tiết hiện tượng đầu cơ.

ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư phát triển VN: Thông tin minh bạch sẽ loại bỏ móc ngoặc

Tôi nghĩ khó mà đánh thuế đầu cơ đất. Ví dụ, tôi có một khoản tiền, tôi dự tính đất sẽ tăng giá nên có thể bỏ tiền mua từ trước. Việc bỏ vốn ra đầu tư là quyền tự do của tôi, không thể cấm được. Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm là sự móc nối để đầu cơ giữa cá nhân và người có thông tin, có quyền. Như ở các dự án xây chung cư, vì sao người dân bình thường phải trả những giá rất cao? Là bởi vì khi đến mua thì các căn hộ đều đã được đăng ký hết rồi. Chỉ khi nào giá lên, có lời thì người đầu tư mới bán ra. Chuyện đó đã xảy ra ở hai đợt "sốt" trước, nay chắc chắc Chính phủ phải rút kinh nghiệm và có biện pháp điều tiết thị trường. 

Tôi cho rằng về mặt pháp lý, rất khó biết được những mối quan hệ trên và như vậy sẽ khó kiểm soát. Để xác định thế nào là nhà đầu cơ thì phải có tiêu chí. Ta chưa có tiêu chí thì không thể nói là đầu cơ được. Thậm chí người ta có thể có rất nhiều cách để lách. Một người có nhiều tiền có thể mua bất động sản nhưng chia ra cho nhiều người đứng tên, nào bạn bè, nào họ hàng... 

Tôi nghĩ nên để đất đai điều tiết đúng theo thị trường, đồng thời quan trọng nhất, thông tin về nhà đất phải được công khai, ngay từ khâu quy hoạch. Thông tin minh bạch sẽ xóa được sự móc ngoặc giữa cá nhân và những người nắm thông tin hoặc những người có quyền bán. Khi có thông tin, người ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có so sánh giữa chỗ này chỗ kia và kết quả là điều tiết trên thị trường sẽ hợp lý hơn.

ĐBQH Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Á: Công khai thì không ai đầu cơ cả

Đầu cơ là chuyện không tránh khỏi của thị trường, quan trọng là phải có chính sách để đưa bất động sản về giá thực của nó. Muốn thế thì phải có thị trường bất động sản, đồng thời phải công khai hóa các hoạt động. Ví dụ những khu đất đô thị mới phải được đấu thầu và bán công khai đến tận người dân thì ắt người ta sẽ không đầu cơ nữa. Chứ cứ giao cho một số doanh nghiệp nào đó, các doanh nghiệp đó làm hạ tầng, rồi chính họ lại trả tiền chuyển đổi sử dụng đất, bán theo kiểu đó thì tất yếu có đầu cơ.

Nếu chúng ta tiếp tục để cho một số nhà đầu cơ khống chế thì dễ xảy ra cơn "sốt" thứ 3, nhất là khi dân ta vẫn mua theo phong trào. 

  • Vân Anh 

 Ý kiến bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,