221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
990290
Chính sách nào sẽ sản sinh ra nhà đầu tư như vậy
1
Article
null
Kỳ II:
Chính sách nào sẽ sản sinh ra nhà đầu tư như vậy
,

(VietNamNet) - Phát triển nền công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam: Xét về bản chất thì chính sách thế nào sẽ sản sinh nhà đầu tư như vậy.

>> Kỳ I: Công nghiệp ôtô VN: Dàn đồng ca không cần nhạc trưởng?

Chính sách sai lầm sẽ kìm hãm phát triển kinh tế

’’’’’’"Chính’’’’’Việt Nam, đất nước trải dài trên 2.000 km. Giao thông là mạch máu thì ôtô chính là trái tim là phương tiện sống còn đối với mạch máu này. 

Ôtô có rẻ thì cước vận chuyển mới rẻ và hàng hoá mới có điều kiện lưu thông. Kinh tế giữa các vùng miền trên cả nước mới có cơ hội liên kết và phát triển.
 
Và đặc biệt là nó quyết định đến sự thành, bại của thị trường sản xuất hàng hoá vì hàng hoá sản xuất ra mà lưu thông kém, giá cả bị đội lên, không tiêu thụ được là doanh nghiệp chết!

Doanh nghiệp chết thì lấy đâu ra ngân sách thu từ thuế. Ngân sách hạn chế thì lấy đâu ra tiền để xây dựng đường xá, cầu, cống và đường xá, cầu, cống không có thì ôtô lưu thông vào đâu được! Và do đó kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được mà thay vào đó là nền kinh tế tự cung, tự cấp lỗi thời sẽ đeo bám, ngự trị, Việt Nam đến bao giờ mới thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.  

Như vậy cũng có thể kết luận rằng chính sách đối với ôtô của chúng ta hiện nay đang kìm hãm đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Quay trở lại, hạ tầng đường xá không phát triển thì không tạo được điều kiện tiền đề cho ngành công nghiệp ôtô phát triển.

Rõ ràng là chính sách của chúng ta có sự mâu thuẫn! Mong muốn có ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam bằng cách ra các chính sách trực tiếp để bảo hộ ôtô sản xuất trong nước như hiện nay đã mâu thuẫn với thực tế. Mà cách giải quyết đúng đắn sẽ phải là gián tiếp thúc đẩy hạ tầng giao thông phát triển đi trước một bước - chỉ một bước thôi !

Tại sao lại làm như vậy? Nói thì dễ! Và lấy đâu ra tiền để đầu tư vào hạ tầng giao thông?

Cần xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

"Chính sách sai lầm sẽ kìm hãm sự phát triển". Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Đầu tư vào hạ tầng giao thông rất tốn kém và thời gian thu hồi vốn rất lâu, nguồn vốn ngân sách có hạn vì vậy chúng ta không thể chỉ dựa vào Ngân sách Nhà nước để làm việc này mà phải xã hội hoá công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Cái đầu tiên mà nhà đầu tư hạ tầng giao thông sẽ xem xét có nên quyết định đầu tư hay không đó chính là tiền của họ bỏ ra lúc này thì bao lâu nữa sẽ thu hồi được và lợi nhuận sẽ thu được là bao nhiêu? Ai cũng biết là họ thu hồi vốn và thu lãi chính là thông qua thu phí giao thông, vì vậy yếu tố đầu tiên để họ tính toán đó chính là ôtô. Hàng ngày sẽ có bao nhiêu chiếc ôtô sẽ đi qua con đường hay cây cầu mà họ dự định sẽ bỏ tiền ra để đầu tư?

Đến đây nhà đầu tư hạ tầng giao thông, họ sẽ phải xem xét lại các chính sách của chúng ta. Chính sách hạn chế người dân tiêu dùng ôtô của chúng ta, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án mà họ dự định đầu tư vì nhà đầu tư hạ tầng giao thông và nhà sản xuất ôtô đều biết rất rõ ràng rằng thị trường xe ôtô cho người dân mới là lớn.  

Như vậy có thể kết luận tiếp là chính sách đối với ôtô của chúng ta hiện nay đã trực tiếp gây ra hạn chế nguồn vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Còn gì nữa không?

Còn nữa, khi hạ tầng giao thông kém, ôtô hạn chế cho tiêu dùng, người dân sẽ co cụm lại ở các trung tâm các đô thị. Họ không muốn sống xa trung tâm thành phố vì đi lại khó khăn và khi hàng triệu người chen chúc nhau sống trên một khu đất hẹp thì bộ mặt đô thị nhếch nhác nhưng giá đất của ta thì vẫn đắt ngang với Tokyo hay Hongkong cũng là điều dễ hiểu. 

Và khi giá đất càng đắt thì người dân lại càng bám chặt chỗ ở của mình. Chính vì vậy công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị của ta cực kỳ tốn kém tiền của và đầy rẫy những khó khăn, phức tạp khi đền bù giải phóng mặt bằng. Và hệ quả là mặc dù các khu đô thị mới được mở ra nhiều nhưng vẫn rất vắng người ở.

Còn nữa, các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, họ sẽ phải giải bài toán nguồn nhân lực lao động cho nhà máy của họ là: nhà máy phải gần nơi cung cấp nhân lực. Đến lượt người lao động ai cũng chỉ muốn đi làm gần nhà máy để có thể giảm bớt thời gian và chí phí đi lại. 

Rốt cuộc, đây cũng chính là lý do tại sao các khu công nghiệp đua nhau mọc ngay sát thành phố và thậm chí ngay cả trong thành phố (như khu công nghiệp Sài Đồng, Đài Tư thuộc quận Long Biên TP. Hà Nội là một ví dụ). 

Như vậy cũng có thể kết luận rằng chính sách đối với ôtô của chúng ta hiện nay đã gián tiếp làm hạn chế nguồn vốn đầu tư cho phát triển các khu đô thị mới và các khu công nghiệp của Việt Nam. Không những thế nó còn góp phần làm cho chúng phát triển lệch lạc.

  • Nguyễn Anh Tuấn

Bạn đọc cả nước đã hưởng ứng sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến cho bài viết và chính sách phát triển nền công nghiệp ô tô của Việt Nam, VietNamNet xin giới thiệu một số ý kiến đáng quan tâm:

Nguyễn Văn Quang, e
mail: quangnv@sunivyjsc.com
Góp ý kiến ngành công nghiệp ô tô: 1. Giảm thuế nhập khẩu ô tô. 2. Tăng thuế lưu thông, phí cầu đường, giá xăng dầu, phí môi trường... bù lại phần giảm thuế nhập khẩu ô tô. 3. Cho phát triển hạ tầng giao thông thu phí, BOT, phát triển quỹ đất và đô thị kèm theo phát triển hạ tầng giao thông, lấy thu bù chi. 4. Xây dựng những trung tâm đô thị vệ tinh, giảm sức ép và giá nhà đất tại nội đô, chỉ phát triển nội đô khi các khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu về nhà đất và giá nội đô giảm xuống. 5. Tăng cường phát triển giao thông công cộng một cách hợp lý, cấm hoạt động xe máy ở một số tuyến dừng trong thành phố, kiểm soát chặt chẽ luật lệ giao thông.

Linh Anh, 
409 Kim Mã, Hà Nội, email: linhanhdulich@yahoo.com
Tôi còn nhớ trước khi Việt Nam ra nhập WTO, lãnh đạo của Bộ Tài chính có nói: ’’Chúng ta không thể để cho nhân dân dùng ô tô giá cao thế này được’’. Ai cũng hi vọng không lâu nữa sẽ được dùng xe ô tô nhập khẩu giá hợp lí mà chất lượng cao hơn xe lắp ráp trong nước. Ngay lập tức giá xe trong nước hạ 2000 đến 3000 USD cho một xe, mà không cần phải biện pháp nào. Nhưng khi thuế tuyệt đối được áp dụng, xe bãi không thể vào vì mức thuế quá cao, xe nguyên chiếc cũng không thể cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước vì giá cao ngất... Cả thế giới coi ô tô là phương tiện sao VN lại coi là xa xỉ? Khuyến khích công nghiệp ô tô phát triển đồng nghĩa phải kích thích tiêu dùng. Khi đó các ngành liên quan đến giao thông cũng phải thay đổi theo xu thế phát triển.

Đỗ Quang Đức, Thành phố Hạ Long, email: duc8992
Phải biết nhìn thẳng vào sự thật, muốn ngành công nghiệp ôtô tiến lên thì phải thay đổi, trước hết là chính sách vĩ mô của Nhà nước. Tôi nghĩ rằng trong thời đại mở cửa và hội nhập, chính sách phải hướng vào thị trường có sự cạnh tranh sòng phẳng và vì nhu cầu thực sự của người tiêu dùng. Chứ không phải phát triển chỉ để phục vụ lớp người giàu và các cơ quan công quyền. Phải sử dụng một chính sách tổng hợp chứ không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh thuế. Kiểm soát chặt chẽ trước khi cấp phép và trong quá trình thực hiện việc cấp phép nếu nhà đầu tư nào không thực hiện thì sử dụng các chế tài thích hợp kể cả biện pháp hành chính.

Văn Chương, Bắc Giang, email: Vanchuong.@.yahoo.com
Mới chỉ cách đây vài năm Trung Quốc nước láng giềng chúng ta có nền công nghiệp ô tô không hơn ta bao nhiêu vào thời điểm đó. Nhưng chỉ vài năm sau nhờ có chính sách đúng đắn đã có một nền công nghiệp ô tô phát triển thần kỳ khiến cả thế giới phải kinh ngạc, từ chỗ phải hầu hết là nhập khẩu thì nay xuất khẩu xâm lấn cả những nước có nền ô tô phát triển nhất thế giới như Mỹ, Châu Âu. Còn ta với chính sách thuế cao ngất ngưởng, ngăn chặn hàng nhập khẩu, để cho các đaị gia lắp rap ô tô mặc sức thao túng. Vì chỉ lắp ráp đã đạt siêu lợi nhuận rồi thì dại gì mà đầu sản xuất làm gì mất thời gian.

Xin mời đóng góp ý kiến cho chính sách phát triển công nghiệp ô tô của VN:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,