221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
974370
DN ôtô cam kết giảm giá xe
1
Article
null
DN ôtô cam kết giảm giá xe
,

(VietNamNet) - Ngày hôm nay, Bộ Tài chính đã có cuộc làm việc với các DN sản xuất ôtô trong nước để bàn biện pháp giảm giá xe ôtô góp phần bình ổn giá theo Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ. Tín hiệu tích cực đầu tiên có được là các DN sản xuất ôtô trong nước đều cam kết giảm giá xe.

Giảm chi phí để giảm giá xe

Trao đổi với báo chí ngay sau cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết, qua cuộc họp, các DN cho thấy họ hiểu rất rõ tinh thần Chỉ thị 18 và thống nhất với Bộ Tài chính tìm mọi cách để có thể giảm giá ôtô theo hướng tiết giảm những chi phí có thể.

Thứ trưởng Trương Chí Trung. (Ảnh: Phước Hà)

Theo Thứ trưởng Trương Chí Trung, hiện trong giá bán ôtô thì thuế chiếm 55 - 60%. Phần thuế này thì không thể giảm ngay được. DN chỉ có thể tiết giảm trong 40% còn lại. Bộ Tài chính đã đề nghị DN rà soát lại trong 40% đó xem có thể tiết giảm được gì. Thứ nhất là bàn với công ty mẹ xem giá mua bán phụ tùng, chi phí về bản quyền, giá vận tải... để giảm đầu vào. Giảm chi phí quản lý hành chính, đặc biệt là chi phí khuyến mãi và nhất là hoa hồng đại lý tiêu thụ để giá cuối cùng đến người tiêu dùng giảm đi. Bên cạnh đó, DN cũng cần tăng lượng sản xuất vì khi nhu cầu xã hội đang cao thì chỉ có tăng lượng sản xuất mới giảm được giá. Tất nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu phụ tùng ôtô nên cần có thời gian.

Thưa Thứ trưởng, cuộc họp vừa qua có sự tham gia của hầu hết các DN sản xuất ôtô lớn tại Việt Nam. Vậy có DN nào đưa ra một cam kết cụ thể về mức giảm giá và thời điểm giảm giá hay không?

- Tất các các công ty đồng ý tiết giảm chi phí để giảm giá. Tuy nhiên từng công ty một sẽ có cách làm riêng, giảm bao nhiêu, giảm thế nào tùy thuộc vào sự tính toán và mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Chúng ta biết rằng, mức giá hiện nay là giá của năm 2006 mà năm vừa qua thị trường rất ảm đạm, DN kinh doanh rất khó khăn. Đầu năm nay, dù nhu cầu tăng nhưng DN không tăng giá mà còn tăng khuyến mãi trong khi tình hình tài chính DN không tốt lắm, có DN bị lỗ. Do vậy, đây đã là một sự cố gắng của các DN và không thể bắt họ giảm ngay được. Điều quan trọng nhất là DN ôtô có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị 18. Trong những tháng đầu năm 2007, tình hình tiêu thụ ôtô khá tốt nên việc các DN ôtô tìm cách và lên kế hoạch giảm giá bán cũng là hợp lý.

Để giảm giá, các DN có yêu cầu gì không thưa ông?

- Tại cuộc họp hôm nay, DN cũng có đề nghị mà Bộ Tài chính có thể sẽ ghi nhận để có giải pháp. Thứ nhất, họ đề nghị giảm thuế nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT thì không giảm được. Còn đề nghị giảm thuế nhập khẩu phụ tùng (sẽ tác động ngay đến việc giảm giá thành), Bô Tài chính ghi nhận điều này. Tuy nhiên, giảm bao nhiêu, giảm thế nào để tạo thuận lợi cho DN lắp ráp ôtô và bảo hộ sản xuất phục tùng sẽ phải tính. Tới đây, Bộ Tài chính sẽ cùng các bộ ngành xem xét lại để có chính sách thuế thích hợp.

Vấn đề thứ hai là tình hình gian lận thương mại và nhất là các DN thương mại vừa và nhỏ nhập khẩu ôtô hay gian lận giá tính thuế. Việc này sẽ phải tăng cường kiểm tra để chống gian lận tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thu thuế cho Nhà nước. Bên cạnh đó, DN cũng mong muốn thành lập một cơ chế đối thoại giữa Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan để trao đổi thông tin một cách hiệu quả và chặt chẽ hơn, xây dựng chính sách ổn định rõ ràng để DN có chiến lược phát triển lâu dài.

Nếu tiếp tục giảm thuế nhập khẩu linh kiện liệu có phải là tiếp tục tăng bảo hộ cho các nhà lắp ráp?

- Thực ra, thời gian qua, chúng ta giảm bảo hộ rất nhanh trên 3 ba phương diện: bảo hộ danh nghĩa, bảo hộ thực tế và bảo hộ thị trường. Về bảo hộ danh nghĩa, tức là bảo hộ về thuế thì xe nguyên chiếc được giảm nhanh hơn mức cam kết WTO, trước đây cấm nhập xe cũ nay cho nhập xe đã qua sử dụng. Trước đây, ôtô sản xuất trong nước được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt nay phải nộp như xe nhập khẩu. Đối với thuế nhập khẩu linh kiện thì đúng là đã giảm, trước đây đánh đồng hạng CKD và SKD nay đã phân ra từng loại để giảm bảo hộ đối với ôtô và tăng bảo hộ đối với phụ tùng. Ngay cả mới đây, Nhà nước quyết định giảm thuế nhập khẩu cả xe mới nguyên chiếc và xe cũ nhập khẩu đã  tác động trực tiếp đến sản xuất trong nước. DN trong nước cũng đang bị cạnh tranh rất mạnh.

Chỉ số giá sẽ phải giảm hơn nữa

Thưa Thứ trưởng, chỉ số CPI trong tháng 8 đã tăng chậm lại. Ông có nhận định gì về biểu hiện này và Bộ Tài chính sẽ có chính sách gì để tiếp tục điều chỉnh mức độ tăng giá theo chỉ tiêu đề ra?

- Chỉ số giá tiêu dùng như Tổng cục Thống kê mới công bố là đúng như tiên liệu của Bộ Tài chính và Chính phủ khi ban hành Chỉ thị 18. Điều này không nằm ngoài dự kiến, Bộ Tài chính đang theo dõi rất sát giá cả khi thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị 18, và sẽ có biện pháp cụ thể để mức tăng giá cả thấp hơn nữa. Rất nhiều biện pháp sẽ được thực hiện, các biện pháp đã có rồi, vấn đề liệu lượng thế nào để kiềm chế tăng giá không hợp lý... Tôi cho rằng, các cơ quan đang tăng cường kiểm tra giá cả thị trường, các chính sách của Chính phủ đã có tác động mạnh. Cụ thể như, DN ôtô cũng phải tính toán và cam kết giảm giá và các mặt hàng khác DN cũng phải tính toán.

- Thủ tướng Chính phủ mới có chỉ đạo tăng cường kiểm tra các mặt hàng giảm thuế mà chưa giảm giá. Bộ Tài chính sẽ thực hiện điều này thế nào?

- Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo, vấn đề này sẽ giao cho Tổng cục Thuế vì ngành thuế quản lý DN tương đối sát, có lực lượng từ trên xuống dưới sát với DN. Bộ Tài chính đã chỉ đạo để ngành thuế thành lập nhóm công tác để thông tin về các công ty có hệ thống phân phối lớn và tập trung quản lý các công ty này vì trong thị trường thường có các công ty lớn có khả năng tác động đến thị trường. Có DN có thể độc quyền từ sản xuất đến phân phối, có DN nhập khẩu và phân phối một vài mặt hàng độc quyền. Đó là những mặt hàng tiêu dùng. Qua các DN lớn này có thể xâu chuỗi tình hình kinh doanh, có gì bất hợp lý sẽ tác động ngay.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,