221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
971164
Thuỷ sản về chung "nhà" với Nông nghiệp
1
Article
null
Thuỷ sản về chung 'nhà' với Nông nghiệp
,

(VietNamNet) - Tên "Bộ Thuỷ sản" chính thức không còn tồn tại sau lễ bàn giao công việc giữa Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát sáng nay (16/8). Hai bộ trưởng đều kỳ vọng, bộ máy mới sẽ "chạy tốt" để đưa ngành nông - lâm - thuỷ sản phát triển mạnh hơn.

>>Sắp xếp lại nhân sự tại Bộ NN-PTNT
>>"Đừng để vì tâm tư ảnh hưởng đến công việc"

Hai bộ trưởng ký kết bàn giao công việc (Ảnh Nguyên Khải).

Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc cho rằng, lễ bàn giao này có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi, sắp xếp lại cơ cấu của Chính phủ sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Tách ra từ Bộ Nông nghiệp năm 1960, được nâng thành Bộ Hải sản năm 1976 rồi thành Bộ Thủy sản năm 1986, Bộ Thuỷ sản đã đóng vai trò quan trọng cho kinh tế đất nước, cuộc sống ngư dân. 

Nay Thuỷ sản lại về chung một "nhà" với Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Ngọc nói rằng ông đặt niềm tin vào Bộ trưởng mới trong việc tiếp tục phát huy được truyền thống của ngành, đặc biệt là Chiến lược biển đến 2020. 

Ông cũng thông báo, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã tìm hiểu, xem xét việc bố trí nhân sự, cơ cấu của Bộ Thủy sản (cũ) nhằm đưa ra những quyết định mới để lãnh đạo thêm ngành thuỷ sản; việc đầu tiên là hoàn thành kế hoạch sản xuất, xuất khẩu năm 2007. Các chức năng chồng chéo của bộ máy cũng đã được thống nhất về một đầu mối. Nhân sự hai bộ sẽ được sắp xếp tối ưu nhằm không để mất mát những người tâm huyết, có chất xám.

Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ sự cảm ơn, sự tin tưởng và tín nhiệm của người tiền nhiệm dành cho mình. Ông khẳng định sẽ học tập những kinh nghiệm quý từ ngành thuỷ sản, phấn đấu để ngành luôn đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số; đồng thời, tạo chuyển biến mới trong phát triển nông - lâm  - thuỷ sản.

Sau đó, hai vị bộ trưởng đã ký kết bàn giao công việc dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các thứ trưởng, lãnh đạo các cục, vụ... Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT cần sớm ổn định tổ chức, bộ máy cơ quan mới. Là người trực tiếp phụ trách lĩnh vực nông nghiệp - một lĩnh vực mới mẻ - nên tân Phó Thủ tướng kỳ vọng ngành thuỷ sản, nông nghiệp cùng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Tránh đ xuất khẩu thuỷ sản bị vướng

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận hoa và sự tin tưởng từ người tiền nhiệm (Ảnh Ng.Kh).

Trao đổi với PV.VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, thách thức lớn hiện nay là cần có tư duy và phương thức lãnh đạo phù hợp. 

Ông lý giải, lâu nay, Bộ NN-PTNT vẫn thiên về quản lý và điều hành sản xuất, còn ở Bộ Thủy sản (cũ), mọi công việc đang vì hướng xuất khẩu nhiều hơn. Cùng với sự sắp xếp nhân sự, bộ máy, làm thế nào để gắn kết sản xuất với xuất khẩu, để xuất khẩu thuỷ sản không bị gián đoạn là việc làm quan trọng hiện nay. 

"Nỗi lo của ngư dân ngày ngày đương đầu với thiên tai, nông dân đang chăm ao cá hoặc vuông tôm bị bệnh, các DN bươn chải trong hai vụ kiện phá giá, nín thời chờ kết quả của đoàn thanh tra Liên bang Nga, hồi hộp khi các lô hàng xuất sang Nhật có phát hiện bị nhiễm dư lượng kháng sinh... vẫn không hề giảm. Không còn Bộ Thuỷ sản, song những thách thức, khó khăn mà ngành đang phải đối mặt không mất đi, thậm chí còn lớn hơn", ông Dũng chia sẻ.

Cũng chính vì vậy, ngay trước lễ bàn giao này, để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến các thủ tục thông quan hàng hoá thuỷ sản XNK, tránh tình trạng ách tắc hoặc khó khăn không cần thiết cho DN trong quá trình sắp xếp, VASEP vừa có công văn đề nghị trong Nghị định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ NN-PTNT mới cần duy trì chức năng, nhiệm vụ của Cục quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thuỷ sản (Nafiqaved), bởi sự quan trọng của đơn vị này.

Theo ông Dũng, Nafiqaved đã thành công trong việc phát triển quan hệ công nhận lẫn nhau với cơ quan thẩm quyền của hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Chứng thực chất lượng của thú y do Cục cấp đã được nhiều quốc gia công nhận, tạo điều kiện về pháp lý để hàng hoá DN không bị lấy mẫu kiểm nghiệm 2 lần khi tham gia thương mại quốc tế. 

  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,