221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
939692
EVN thừa nhận nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ
1
Article
null
EVN thừa nhận nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ
,

(VietNamNet) - Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã thừa nhận nhiều dự án thủy điện do tập đoàn làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ. 

Sau khi Đoàn kiểm tra các công trình điện của Chính phủ đi kiểm tra và có báo cáo nhiều công trình điện chậm tiến độ, đến nay EVN đã có báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm nguồn điện do EVN  là chủ đầu tư.

Theo đó,  EVN đang thực hiện đầu tư 19 dự án thủy điện, 8 dự án nhiệt điện, mặc dù đã chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn, các nhà thầu xây lắp để đồng loạt triển khai các dự án, các đơn vị tham gia xây dựng công trình đã có nhiều nỗ lực, chủ động phối hợp chỉ đạo thi công nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm, nhưng vẫn còn một số dự án không đạt tiến độ.

Cụ thể như dự án thủy điện A Vương, khởi công năm 2003, dự kiến phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2007, hoàn thành năm 2008 nhưng mùa lũ năm 2006, công trường đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cơn bão số 6 và số 9 đổ bộ vào Quảng Nam, Đà Nẵng, gây mưa to lũ lớn (vượt quá tần suất lũ thiết kế) nên một số hạng mục công trình đã không chống được lũ, do đó dự án này có thể sẽ phát điện tổ máy 1 vào quí IV/2008. 

Dự án thủy điện Tuyên Quang, khởi công năm 2002, dự kiến phát điện tổ máy 1 vào cuối năm 2006, nhưng do tổng thầu EPC ký hợp đồng gói thầu cung cấp thiết bị cơ điện chậm dẫn đến phải lùi tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 08/2007. Các dự án thủy điện Bản Vẽ, Huội Quảng, Bản Chát, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4… cũng có nguy cơ chậm tiến độ.

Chậm là do khách quan?

Nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án này, theo EVN là do việc lập và trình duyệt thiết kế kỹ và tổng dự toán một số dự án còn chậm so với yêu cầu. Năng lực tư vấn trong nước còn một số hạn chế. Một số dự án có điều kiện địa chất công trình rất phức tạp nên phát sinh khối lượng công việc cần phải xử lý như thủy điện A Vương, Bản Vẽ, Sông Ba Hạ, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah…

nnn
Một góc công trình thủy điện Buôn Kuốp (ảnh minh họa: CAVICO)

Một số dự án gặp vướng mắc về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (thủy điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, An Khê - Ka Nak, Plêi Krông, A Vương…) vì người dân và chính quyền địa phương có những yêu cầu về tiêu chuẩn bồi thường, chính sách hỗ trợ cao hơn tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác đấu thầu và mua sắm thiết bị không đáp ứng tiến độ và kém đồng bộ. Lực lượng thi công của các nhà thầu bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như đã cam kết. Nhiều nhà thầu chỉ đáp ứng được khoảng 50% lực lượng thi công theo yêu cầu, nhiều thiết bị thi công quá cũ không đảm bảo công suất, bị hỏng hóc liên tục

Công tác tài chính của các nhà thầu thường không đáp ứng được yêu cầu nên nhiều lúc không cung cấp đủ vật liệu để thi công (xi măng, sắt thép…). Nhìn chung, các nhà thầu xây dựng chuyên ngành nguồn điện hiện nay đang bị quá tải do nhận cùng một lúc nhiều công trình, chưa kể các công trình do chính họ làm chủ đầu tư. Công tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân các dự án chậm do các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu, thiếu cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm lập hồ sơ thanh toán.

Ngoài ra, do thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thất thường, không theo qui luật nên đã gây khó khăn trong thi công tại các công trình TĐ Quảng Trị, A Vương, Huội Quảng, Bản Chát…Các công trình thủy điện xây dựng tại các vùng sâu, vùng xa, điều kiện vật chất và tinh thần đều nghèo nàn, đi lại khó khăn nên khó thu hút các CBCNV có chuyên môn giỏi, các cán bộ có tâm huyết đến làm việc tại công trình.

Thiếu điện còn kéo dài

Đây mới chỉ là một số dự án do EVN làm chủ đầu tư bị chậm. Còn theo đánh giá chung được Đoàn kiểm tra các công trình điện của Chính phủ đưa ra sau khi kiểm tra thực tế tại 33 dự án điện trên cả nước thì “phần lớn đều bị chậm tiến độ so với kế hoạch từ 2 đến 6 tháng”, thậm chí có những dự án chậm tới 1 năm.

Trên thực tế tình hình thiếu điện trong các năm 2007 và 2008 đã được dự báo ngay từ 2003 và chính vì vậy hàng loạt các dự án điện đã được khởi công cùng với các cơ chế ưu đãi đặc biệt  nhất là với các dự án thủy điện, như văn bản 797/2003/CP-CN và văn bản 400/2004/CP-CN. Theo quy định tại hai văn bản này, các dự án thủy điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư đã được hưởng một số cơ chế đặc biệt, với hy vọng rút ngắn được thời gian triển khai các dự án điện trong bối cảnh thiếu điện và tầm quan trọng của điện đối với phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, nhưng điều đáng nói là, trong 33 dự án nói trên, có gần như đủ mặt các dự án thủy điện được nêu tại văn bản 797/2003/CP-CN và văn bản 400/2004/CP-CN.

Việc không có các giải pháp khắc phục hiệu quả, dự án điện nào cũng bị chậm tiến độ, trong khi đó kinh tế tăng trưởng nhanh, chắc chắn tình trạng thiếu điện sẽ còn kéo dài và gây ra những tổn thất lớn.

  • Trần Thủy


     Ý kiến bạn đọc:
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,