221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
915378
Không được để cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
1
Article
null
Không được để cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
,

Chưa thực sự tới cao điểm nắng nóng và mới chỉ là bắt đầu mùa khô nhưng mở bất kỳ tờ báo nào ra cũng có tin thiếu điện, cúp điện, những lời phàn nàn của người dân và bắt đầu là của các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều nơi về tình trạng sinh hoạt, sản xuất khổ sở khi mất điện.

>> Thiếu điện do đâu?
>> Thiếu điện tại Thượng đế
>> Từ 27/3 - 9/4: Cắt điện luân phiên trên toàn quốc
>> Có chỉ định thầu, các dự án điện vẫn chậm tiến độ?
>> Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện?
>> Nhật ký mất điện
>> Sôi động thị trường sản phẩm... mùa mất điện
>> Thiếu điện: "Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ"

Cho đến bây giờ, có lẽ chẳng mấy ai còn nghi ngờ về khả năng không đáp ứng đủ điện cho các hoạt động của nền kinh tế. Tuy trước khi tiến hành cắt điện, ngành điện có thông báo rất cụ thể về thời gian sẽ cắt điện, nhưng nếu có lỡ cắt quá thời gian đó thì người dân cũng khó có thể biết “bao giờ sẽ có điện trở lại”.

dienluc.jpg
Người dân đang phải đối mặt với một mùa hè thiếu điện. Nguồn ảnh: VNN
Nếu chịu khó gọi điện tới tổng đài của ngành điện như ở Hà Nội là 2222000 thì lời giải thích ngắn gọn nhất bao giờ cũng là “có sự cố, chúng tôi đang khắc phục!” hay “đường dây đó tới kỳ sửa chữa, bảo dưỡng nên phải cắt điện để tác nghiệp”. “Sự cố”, “đường dây đó đang quá tải” hay “ngành điện đang khắc phục”, nghe thế thì thuyết phục quá rồi, nhưng không hiểu sao mùa đông, khi lượng điện dùng thấp đi và áp lực về nhu cầu điện đỡ hơn thì chẳng thấy ngành điện “sửa chữa, bảo dưỡng” với tần suất nhiều như mùa hè?

Thiếu điện! Bây giờ ai chẳng biết rõ như vậy. Nhưng liệu có chuyện nhân việc cung có vấn đề mà ngành điện nhân rộng mức độ cắt điện lên không thì khó mà khẳng định được.

Trên thực tế, nếu ngành điện có cắt điện nửa giờ, 1 giờ, 2 giờ hay 4 giờ trong thời gian cao điểm thì với người dân cũng đâu có khác bởi thông tin về thiếu điện, cúp điện ngập tràn. Nhưng với các nhà sản xuất, kinh doanh điện thì lại khác hẳn.

Tập đoàn Điện lực (EVN) hiện là nhà mua buôn điện duy nhất lượng điện sản xuất ra của các đơn vị thuộc EVN cũng như ngoài EVN. Đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế là một trách nhiệm mà EVN phải tuân thủ song hành với việc được ưu tiên cung cấp vốn từ các nguồn ODA, vay các tổ chức tài chính quốc tế, vay thương mại trong và ngoài nước hay hàng loạt các “lợi thế” khác không phải do doanh nghiệp tự làm nên.

Khảo sát của các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán-tư vấn tài chính, chứng khoán gồm KPMG, DLA hay Công ty Chứng khoán Sài Gòn về mức độ hấp dẫn của ngành điện khi tiến hành cổ phần hoá cũng đã kết luận, các nhà đầu tư chiến lược, các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư và ngân hàng đến từ quốc tế đều cho rằng, sự hỗ trợ của Chính phủ như bảo lãnh là một nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Nhưng để đảm bảo nhu cầu điện cho nền kinh tế, ngoài các nguồn điện có giá rẻ được sản xuất bởi các doanh nghiệp của EVN, thì EVN còn phải mua điện từ các nhà máy điện độc lập, các nhà máy điện BOT với mức giá không dễ chịu. Các quan chức của EVN từng phàn nàn, bản thân EVN sản xuất điện thì có lãi, nhưng đi mua của các nguồn ngoài về để bán lại với giá bán lẻ hiện nay thì lỗ, nhất là khi nước cạn, về ít, phải chạy dầu.

Trước khi áp dụng giá bán điện mới từ đầu năm 2007, giá bán bình quân của EVN cho các điện lực địa phương là 577 đồng/kWh và giá mà các điện lực bán ra bình quân là 785 đồng/kwh. Trong khi đó, có những dự án điện bên ngoài như Nhà máy Điện Hiệp Phước, mỗi kWh điện được bán ra tại thanh cái nhà máy cho EVN đã lên tới 2.000 đồng.

Nhưng như vậy vẫn còn rẻ nếu so với một vài nhà máy dùng dầu diesel để phát điện có giá thành lên tới gần 3.000 đồng/kWh. Như vậy, ngay cả giá bán điện bình quân đã được tăng lên như hiện nay là 852 đồng/kWh thì vẫn chưa thể gọi là “ngon lành”. Trong khi đó, sản lượng điện mà EVN phải mua ngoài thì ngày càng tăng nhanh và hiện chiếm 50% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước.

Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của ngành điện chỉ còn 2,48% và năm 2006 con số này là dưới 1%, tức là lợi nhuận đạt 9 tỷ đồng. Mức tỷ suất lợi nhuận này cũng được xem là thấp nhất từ trước tới nay đối với doanh nghiệp có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng như EVN.

Chẳng vậy mà dư luận đã từng băn khoăn về khả năng “cắt điện để tránh thua lỗ, bảo toàn lương thưởng” của ngành điện với tư cách là doanh nghiệp nhà nước khi vào cuối năm 2006, điện liên tục bị cắt dù không phải là cao điểm mùa khô hay chủ trương “cắt điện” được các cơ quan hữu trách ủng hộ.

Còn giờ đây, khi mùa khô năm 2007 mới chớm được bắt đầu, các nhà máy điện dự kiến được huy động cho năm 2007 chưa vào như mong muốn và toàn dân đều biết là tình hình cung cấp điện khó khăn, thì việc có nhân dịp này mà tăng thêm thời gian cắt điện hay không cũng là câu hỏi không dễ trả lời.

Xét về hiệu quả thuần tuý của doanh nghiệp, nếu kéo dài thời gian cắt điện để không phải đổ dầu vào phát điện khiến giá thành cao, không phải mua thêm điện từ các nguồn giá cao bên ngoài và giúp tình hình tài chính doanh nghiệp được “lành mạnh” thì cũng là điều dễ hiểu.

Theo EVN, do phải mua điện với sản lượng lớn và giá cao, mặt khác giá cả đầu vào liên tục tăng, đặc biệt là giá than tăng 10%, nên tình hình tài chính năm 2007 của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn, lỗ từ 585 tỷ đồng đến 1.026 tỷ đồng! Quả là số lỗ đáng chia sẻ, song không biết các doanh nghiệp khác sẽ được ai thông cảm khi sản xuất phụp phù do… điện bị cắt liên tục.

  • Theo Đầu tư
     
    Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,