221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
869590
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Nguy cơ thua trên sân nhà
1
Article
null
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Nguy cơ thua trên sân nhà
,

Việt Nam gia nhập WTO, người tiêu dùng quan tâm: Liệu họ có ngay được quyền lợi mua xe giá rẻ? Còn những người quan tâm đến chính sách vĩ mô thì đặt nghi vấn: Ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ đối phó như thế nào khi thuế nhập khẩu xe giảm?

Sức ép trong tương lai xa

Những dòng xe hạng sang trong nước sắp tới sẽ cạnh tranh khốc liệt.Ảnh: NGUYỄN NGHĨA (SGGP).

Trả lời những câu hỏi trên, các quan chức trong ngành công nghiệp cho rằng khi hội nhập giá xe chắc chắn sẽ giảm, nhưng giảm bao nhiêu và bao giờ giảm thì chưa có bất cứ nhận định nào cụ thể.

Chỉ có một điều rõ ràng rằng sắp tới đây các liên doanh sản xuất xe trong nước sẽ không còn giữ ưu thế tuyệt đối bởi các đơn vị nhập khẩu xe nguyên chiếc, các nhà sản xuất xe giá rẻ sẽ góp mặt để chia sẻ thị trường.

Khi Bộ Tài chính công bố toàn văn cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô, nhiều ý kiến cho rằng các liên doanh này vẫn còn được bảo hộ ít nhất là tới năm 2012.

Bởi theo cam kết, lộ trình cắt giảm thuế xe con từ 2.500 phân khối trở lên sẽ áp dụng trong 12 năm với mức thuế nhập khẩu 52%; xe 2.500 phân khối trở lên loại 2 cầu với mức 47%, lộ trình là 10 năm. Riêng lộ trình loại dưới 2.500 phân khối là 7 năm với mức thuế 70%.

Nếu cắt giảm ngay theo mức thuế trên, thì các nhà sản xuất trong nước sẽ khó mà chống đỡ lại làn sóng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Với lợi thế nhập ngoại, dòng xe nhập khẩu sẽ khiến các nhà sản xuất trong nước phải thay đổi chính sách giá để tồn tại.

Đây là viễn cảnh không khó hình dung, bởi chỉ cần nhìn vào hiện tượng xe cũ đủ thấy sức cạnh tranh yếu ớt của các liên doanh trong nước như thế nào. Dù bị áp thuế ở mức khá cao nhưng thời gian vừa qua, xe cũ nhập khẩu vẫn làm thị trường ô tô trong nước đình trệ, doanh số sụt giảm đáng kể so với những năm trước.

Ở tương lai gần

Theo cam kết hội nhập, nhiều ý kiến cho rằng ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ được bảo hộ ít nhất tới năm 2012. Thế nhưng, mọi chuyện lại đến một cách bất ngờ từ cuộc họp của các tổng giám đốc các doanh nghiệp CEO Summit trong kỳ APEC vừa qua.

Khi trả lời phỏng vấn, ông Nick Reilly, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới General Motors (GM) cho biết hãng này sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nước châu Á, mà đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN trong thời gian tới.

Mục tiêu của GM là đánh bại Toyota tại khu vực này nên nhà sản xuất danh tiếng nước Mỹ sẽ dồn vốn vào những thị trường mà Toyota chưa nắm được, trong đó có Malaysia và Indonesia. Theo phân tích của các chuyên gia ô tô, nếu kế hoạch đầu tư vào ASEAN của GM được thực hiện, ô tô lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải đương đầu với một đối thủ mới, đến từ Malaysia và Indonesia.

Cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô của 2 nước này vẫn chưa thực sự phát triển nhưng họ đã có những tiền đề về công nghệ và kinh nghiệm sản xuất. Nếu nhận được đầu tư từ GM, cả hai sẽ có đà tăng trưởng nhanh chóng không kém gì Trung Quốc.

Điều này sẽ dẫn tới việc công nghiệp ô tô trong nước phải sớm đương đầu với làn sóng xe nhập khẩu. Bởi vì, theo Hiệp định CEPT/AFTA, Việt Nam có thể phải cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ xuống còn 20% cho mặt hàng đến từ các nước ASEAN từ 2008.

Nếu lộ trình cắt giảm được thông qua, sức ép của ô tô ASEAN không còn là thứ yếu như nhận định trước đó. Và như vậy, trong khoảng 2 năm, GM có đủ thời gian để phát triển ngành công nghiệp non trẻ của Malaysia và Indonesia nếu họ thực sự cầu thị. Trong khi đó, nếu nhìn lại suốt 10 năm qua, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa làm được gì đáng kể. Và đó là điểm yếu mà nếu không cẩn thận, các nhà sản xuất trong nước sẽ thua ngay trên sân nhà.

(Theo SGGP)

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,