221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
828044
300 căn hộ tái định cư “đắp chiếu”
1
Article
null
300 căn hộ tái định cư “đắp chiếu”
,

Nguyên nhân dẫn đến tình cảnh hy hữu này là: Diện tích đất xây dựng trạm biến áp phục vụ các tòa nhà đã bị một Cty TNHH “dùng nhầm”!?

Ba tòa nhà để không

Ông Nguyễn Khương Lân.

Tòa nhà N04 cao 14 tầng được coi là điểm nhấn quan trọng cho khu tái định cư 5,3 ha tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Công trình có mức đầu tư gần 30 tỷ đồng này hoàn thành vào khoảng tháng 10/2004.

Với vị trí trung tâm quận Cầu Giấy, những tưởng tòa nhà khoảng 100 căn hộ này sẽ nhanh chóng được lấp đầy dân tái định cư. Tuy nhiên, gần hai năm sau, tòa nhà vẫn không một bóng người.

Nhiều người dân khi tiếp xúc với chúng tôi nói đùa: Nhà nước bỏ ra hàng chục tỷ đồng xây chung cư để ngắm!

Sát ngay tòa N04 là tòa nhà N05, N06 hoành tráng không kém nhà N04. Vốn đầu tư cho hai chung cư này lên đến 82,4 tỷ đồng. Nhưng đã  một năm kể từ ngày xây dựng xong,  hai tòa nhà này cũng chỉ để không.

Ba cao ốc, trên 300 căn hộ với mức đầu tư 110 tỷ đồng đã dầm mưa, dãi nắng như vậy. Trong khi đó, hàng chục dự án của TP Hà Nội đang rất “khát” nhà tái định cư.

Trên 100 tỷ đồng nếu tính lãi suất ngân hàng 9%/năm thì việc chậm trễ trong sử dụng công trình từ 1 đến 2 năm đã làm lãng phí cho ngân sách trên chục tỷ đồng.

Hơn thế, hàng loạt dự án trọng điểm bị chậm tiến độ theo vì thiếu nhà tái định cư không giải phóng được mặt bằng đã làm mức đầu tư “đội” lên rất lớn gây lãng phí, thiệt hại nhiều chục tỷ đồng. Mà những thiệt hại như thế không thể thống kê được bằng tiền.

Đất xây trạm điện: Bị dùng nhầm

Nguyên nhân chưa bàn giao được ba tòa nhà mà chủ đầu tư (Ban QLDA quận Cầu Giấy) đưa ra nghe cứ như đùa: Chưa có điện! Quả là chuyện lạ tai ở giữa Thủ đô?

Tòa nhà  tái định cư đã hoàn thành 1 năm nay nhưng không thể bàn giao được vì đất xây trạm điện đã bị Công ty Việt Nhật “xây nhầm”.

Thông thường, đường và điện là những hạng mục hạ tầng phải được làm trước tại các khu đô thị! Chủ đầu tư cho biết, dự án được phê duyệt có hạng mục xây dựng trạm biến áp phục vụ cấp điện cho 3 chung cư. Trạm biến áp được xây dựng trong diện tích 218m2, kinh phí xây lắp khoảng 1,6 tỷ đồng.

Nhưng đến nay, trạm biến áp đó vẫn không có. Một cán bộ của chủ đầu tư chỉ tay về công trình gần nhà N06 nói: “Đất trạm điện ở chỗ đó. Hóa ra trên phần đất dành để xây trạm điện, trạm cấp nước chữa cháy cho 3 tòa  chung cư nay đã hiện diện một tòa nhà 3 tầng bề thế. Đây là một phần của Trung tâm thương mại và dịch vụ  (Garage ô tô Toyota Thăng Long) thuộc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật cao Việt Nhật (dưới đây gọi tắt là Cty Việt Nhật) có 3 mặt tiền là đường Cầu Giấy, đường Trần Đăng Ninh và đường vào khu tái định cư Dịch Vọng!

Hành trình đòi đất dự án

Theo tìm hiểu của các phóng viên, tháng 7/2003, UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi 2.351 m2 đất của Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội do vi phạm Luật Đất đai (cho Cty Việt Nhật thuê). Trước đó, ngoài diện tích trên, Công ty Bê tông đã rào lấn 218,4m2 đất thuộc dự án khu tái định cư. Và Cty Việt Nhật đã “hồn nhiên” nhận thêm diện tích 218m2 do Công ty Bê tông bàn giao và cứ thế xây dựng công trình.

Thấy sự việc nghiêm trọng, quận Cầu Giấy đã tiến hành lập biên bản đình chỉ thi công công trình. Nhưng công trình vi phạm vẫn tiếp tục được thi công và hoàn thành vào năm 2004. Tháng 11/2005, quận Cầu Giấy tiếp tục ra quyết định cưỡng chế công trình. Tuy nhiên, việc này không được thực hiện.

Ngày 2/6/2006, Công ty Việt Nhật có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Sở TNMT&NĐ xin “sửa sai” bằng cách: Dành 40m2 tầng 1 xây dựng trạm biến áp, chấp nhận bù vào chi phí vượt do thay đổi thiết kế, dự toán xây dựng trạm từ đặt ngoài trời vào trong nhà.

Cty Việt Nhật cũng chấp thuận xây dựng một bể chữa cháy trong phần diện tích của Công ty. Đổi lại, Công ty xin được thuê 218 m2 đất dự án khu tái định cư  (Công ty đã trót xây dựng công trình). Ngày 9/6/2006, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận đề nghị này.

Ngày 7/8, chủ đầu tư cho biết, mới đây khi làm việc với Công ty Việt Nhật thì Công ty này lại quay ngoắt nói không có khả năng chi trả khoản tiền vượt 3,5 tỷ đồng do phải xây dựng trạm biến áp trong nhà (giá phê duyệt cũ là 1,6 tỷ đồng, giá lập mới là 5,1 tỷ đồng).

Đàm phán đi vào bế tắc. Trên 300 căn hộ tái định cư tiếp tục “đắp chiếu”. Hậu quả của sự chậm trễ này ai sẽ phải chịu trách nhiệm? 

Sẽ cưỡng chế công trình?

Ông Nguyễn Khương Lân, GĐ Ban QLDA quận Cầu Giấy cho biết, Ban sẽ có cuộc họp với lãnh đạo của quận Cầu Giấy vào ngày  10/8. Tại cuộc họp, Ban sẽ đưa ra đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm với trường hợp của Công ty Việt Nhật: Một là, Công ty Việt Nhật phải thực hiện theo đúng cam kết gửi các cơ quan của thành phố Hà Nội. Hai là, quận Cầu Giấy sẽ buộc phải tiến hành cưỡng chế để thu hồi diện tích mà Công ty Việt Nhật đã xây lấn. “ Chính quyền không thể nhún thêm được nữa, cả trăm tỷ đồng của Nhà nước không thể cứ dầm mưa kéo dài mãi”- Ông Lân bức xúc.

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,