221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
798202
“Gắn trách nhiệm của Ban quản lý với dự án”
1
Article
null
“Gắn trách nhiệm của Ban quản lý với dự án”
,

(VietNamNet) - Mặc dù chưa kết luận, song khuynh hướng của cuộc hội thảo quản lý và thực hiện dự án ODA thiên về khuynh hướng mô hình thứ 3, trong đó Ban QLDA phải là người chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình làm ra.

Cũng có ý kiến khác cho rằng không nên nhất nhất một mô hình nào. T
iến sĩ Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch Đầu tư, dành cho VietNamNet nội dung trả lời phỏng vấn tại buổi hội thảo sáng nay 19/5.
 

Tiến sĩ Hồ Quang Minh. Ảnh: Đặng Vỹ.

- Thưa ông, trong các giải pháp mà ông đề xuất nhằm quản lý tốt hơn nguồn vốn ODA, chỉ thấy ông nêu ra 3 mô hình Ban Quản lý, tức chỉ đề cập đến việc cải cách hoặc xây dựng mô hình, chứ không thấy đề cập đến vấn đề cải cách xây dựng con người. Như vậy, phải chăng những vấn đề, những hạn chế mà các dự án ODA hiện đang mắc phải là do mô hình quản lý chứ không phải do con người?

- Do cả hai, mô hình bất cập và con người cũng có vấn đề. Bất cập của mô hình quản lý là người làm việc trong Ban quản lý dự án (BQL) không gắn với trách nhiệm, mà người sử dụng lại chịu trách nhiệm. Ví dụ người làm con đường thì khác, mà người duy tu bảo dưỡng lại khác.

Bên cạnh đó là cơ chế về chức năng quyền hạn của BQL cũng không có. Chức năng quyền hạn của BQL như thế nào, trao đến đâu, được quyền thay mặt nhà nước đến đâu cũng không rõ. Có trường hợp quá nhiều quyền lực, quá nhiều quyền lợi, nhưng cũng có trường hợp không có quyền hành gì.

Chứ con người là muôn thuở. Ở đâu cũng có thể có vấn đề. Nhưng vẫn có những cán bộ tốt, đảng viên tốt, người quản lý tốt.

Về vấn đề con người, trong điều lệ mẫu của ODA sắp tới đây cũng sẽ có những quy định tiêu chuẩn cụ thể, tương tự quy định tiêu chuẩn công chức, cán bộ đảng viên.

Vậy tiêu chuẩn về con người phải gắn với hệ thống chọn lọc, chọn lựa cán bộ. Điều này cũng nằm trong tiến trình chung của cải cách hành chính và nâng cao năng lực hiện nay.

 Trong việc chọn lựa con người cũng có những lúc ở đâu đó chưa hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu. Có tình trạng có người không có phẩm chất tốt, không đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta có yêu cầu, có điều kiện, nhưng đôi khi có thể không thấy hết được, không chọn lọc hết được.

Tiến sĩ Hồ Quang Minh

Trong việc chọn lựa con người cũng có những lúc ở đâu đó chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Có tình trạng có người không có phẩm chất tốt, không đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta có yêu cầu, có điều kiện, nhưng đôi khi có thể không thấy hết được, không chọn lọc hết được, nên quá trình chọn lựa cũng có sơ suất. Vì vậy trong thời gian tới việc lựa chọn sẽ cẩn thận hơn.

- Thưa ông, các BQL được thành lập bởi quyết định của cơ quan chủ quản. Thành lập bao nhiêu thì phải biết, tại sao bây giờ lại không thể nào đếm được, không thể nào biết được có bao nhiêu PMU?


- Đếm thì có thể được. Nhưng PMU là do các Bộ chủ quản ra quyết định thành lập. Có BQL chỉ quản lý một dự án, có BQL quản lý nhiều dự án. Có những dự án rất lớn, nhưng cũng có những dự án nhỏ. Chủ dự án, tức Bộ chủ quản có thể đếm được số BQL. Nhưng chúng ta chưa có một lần nào bảo họ ngồi đếm. Họ có mấy trăm BQL, chúng ta chỉ áng chừng thôi. Còn nếu đếm, tôi cho rằng chúng ta có thể đếm chính xác đến hàng đơn vị.

- Như vậy, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thời gian tới đây rà soát lại toàn bộ các dự án và BQL, ta có rà soát được đầy đủ?

- Rà soát được, không có vấn đề gì. Hiện tại vẫn đang rà soát.

- Trong 3 phưong án về mô hình BQL mà do ông đề xuất, có khả năng sẽ áp dụng mô hình nào?

- Hiện tại vẫn chưa quyết định được. Cuộc hội thảo này chỉ mới đưa ra mang tính tham khảo nhiều hơn, chứ chưa phải là ý kiến của một cơ quan nào. Và tất cả những phát biểu hôm nay cũng chỉ là những ý kiến bàn bạc chứ chưa kết luận. Tôi cũng chỉ là người trình bày với tư cách tư vấn. Nhưng theo tôi, có thể mô hình sẽ giống như mô hình thứ 3, là “gắn trách nhiệm của Ban QLDA với dự án do họ quản lý”.

Gắn trách nhiệm của Ban quản lý mới giải quyết được tình trạng vô trách nhiệm trong việc sử dụng và thực hiện vốn ODA.

- Mô hình 2 mà ông đưa ra, với phương thức là duy trì Ban QLDA như hiện nay, song quy định lại chức năng quyền hạn và trách nhiệm để Ban QLDA không có quyền ra quyết định mà hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan chủ quản tức là chủ đầu tư, có vẻ cơ quan chủ quản muốn ôm quyền lực về mình, ngược lại với chủ trương phân cấp mạnh về quản lý sử dụng và thực hiện vốn ODA của nghị định 17?

- Không có gì là đi ngược lại. Việc phân cấp thực hiện dự án vẫn đẩy mạnh, song quy trình quản lý chặt chẽ hơn để hạn chế việc vượt quá thẩm quyền, dễ gây ra tiêu cực. Như đã nói, cách này có thể khắc phục được một số vấn đề đã được phát hiện ra trong thời gian gần đây, là BQL có quá nhiều quyền lực dễ bị lạm dụng, tiêu cực. Song cách này, sẽ làm quá tải cơ quan chủ quản trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Đối với cơ quan chủ quản có một dự án thì có thể không sao, nhưng nếu có một số dự án (mà đa phần là nhiều dự án), chắc chắn sẽ xảy ra ách tắc. Hơn nữa, cách làm này còn có hạn chế là không giải quyết được vấn đề cốt tử hiện ta đang nỗ lực giải quyết, là gắn kết BQL với trách nhiệm làm chủ nguồn vốn đầu tư.

- Trong buổi hội thảo, có rất nhiều người - kể cả lãnh đạo các Bộ - chú ý đến cách làm của Trung Quốc, là “ai thụ hưởng người ấy trả nợ”, theo ông Việt Nam có thể áp dụng cách này?

- Cũng không phải là tất cả. Kể cả Trung Quốc cũng không thể áp dụng cho tất cả các dự án. Nếu nói “ai hưởng lợi người ấy trả”, thì với những dự án cho nông thôn, dự án tài trợ xóa đói giảm nghèo… không thể bắt người nông dân trả nợ được. Hoặc những dự án về môi trường, dự án phát triển xã hội… thì khó có thể bắt người thụ hưởng trả nợ.

- Cám ơn ông!

  • Đặng Vỹ thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,