221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
792492
Từ 9-12/5, đàm phán WTO Việt - Mỹ
1
Article
null
Từ 9-12/5, đàm phán WTO Việt - Mỹ
,

(VietNamNet) - Chiều ngày 4/5/2006, Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế đã có cuộc họp nhằm rà soát lại một lần nữa các nội dung chuẩn bị cho phiên đàm phán tiếp theo với Mỹ. Phiên đàm đàm phán song phương về việc gia nhập WTO giữa Việt Nam - Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 9–12/5 tại Washington.

Soạn: AM 769917 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thời điểm gia nhập WTO đã đến rất gần

Nguồn tin từ Bộ Thương mại cho biết, hiện nay các vấn đề chưa thống nhất giữa hai bên còn rất ít và chủ yếu là mang tính là kỹ thuật. Trong đó các vấn đề vướng mắc còn lại là trợ cấp xuất khẩu, một số  vấn đề về tiếp cận thị trường và cơ chế cho xuất khẩu dệt may sau khi vào WTO và vấn đề cơ chế thi trường. Bên cạnh đó, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán 1 số vấn đề như: nhập khẩu xe máy phân khối lớn, thuế tiêu thụ đặc biệt rượu bia, viễn thông, tỷ lệ cổ phần trong doanh nghiệp, trợ cấp phi nông nghiệp.

Được biết, trong phiên đàm phán trước vấn đề trợ cấp xuất khẩu, hai bên đã thống nhất Việt Nam cần có một thời gian chuyển đổi trước khi cắt bỏ hoàn toàn chế độ trợ cấp xuất khẩu cho các doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay; tuy nhiên, vẫn chưa thống nhất được khoảng thời gian dành cho việc chuyển đổi này. Các vấn đề khác Việt Nam hy vọng sẽ hoàn tất trong phiên đàm phán tới. 

Tuy nhiên, theo nguồn tin của VietNamNet, hai vấn đề khá nhạy cảm là việc bảo lưu thời hạn tự vệ trong dệt may và vấn đề kinh tế thị trường cũng sẽ được đàm phán trong dịp này đến nhưng phải có những cuộc gặp gỡ để giải quyết ở cấp chính trị cao hơn.

Về vấn đề bảo lưu tự vệ dệt may, ông Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ đã khẳng định quan điểm của phía Việt Nam là không chấp thuận việc áp dụng cơ chế đặc biệt đối với ngành dệt may bởi ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành không có lợi thế cạnh tranh. Về  mặt nguyên liệu, Việt Nam phải nhập khẩu bông và sợi từ Hoa Kỳ, máy móc thiết bị, phụ liệu phục vụ cho ngành cũng đều phải nhập từ nước ngoài. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ mới đạt trên 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trên 70 tỷ USD nhập khẩu dệt may mỗi  năm của Hoa Kỳ. 

Được biết, trong phiên đàm phán tới, đoàn đàm phán Việt Nam sẽ do Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán dẫn đầu. Phía Việt Nam rất hy vọng đây sẽ là phiên đàm phán cuối cùng với đối tác cuối cùng trên tiến trình Việt Nam gia nhập WTO. Nguồn tin mà chúng tôi có được, cũng trong thời gian tới, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển sẽ có chuyến đi Mỹ để có những bước vận động cho cuộc đàm phán Việt - Mỹ đang vào hồi kết này.

Theo thông tin ghi nhận được, hy vọng này là rất khả quan, trong cuộc tiếp mới mới đây giữa Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển với các doanh nhân trong Câu lạc bộ Giao lưu kinh tế - văn hoá quốc tế đã cho biết: "khoảng cách đàm phán đang ngắn lại và trong không khí tốt đẹp của mối quan hệ giữa hai quốc gia như hiện nay, hai bên hoàn toàn có thể kết thúc đàm phán trong phiên tới đây".

Thực tế, theo nhận định của một số chuyên gia, đây cũng là cơ hội cuối cùng để Việt Nam hoàn tất đàm phán với Hoa Kỳ nếu Việt Nam muốn gia nhập WTO trước Hội nghị Cấp cao APEC. Vì theo dự kiến nếu kết thúc được trong tháng 5 thì phía Mỹ mới có thể trình Quốc hội Mỹ để kịp phê chuẩn trước tháng 11 năm 2006 này.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,