"Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi". Đâu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nợ nần, một trong ba cái khổ mà dân gian đã đúc kết ấy?
Tăng giảm thu nhập là chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống, nhất là những ai dấn thân vào làm ăn kinh doanh trên nền kinh chế thị trường ngày nay. Nhưng vấn đề là phải nhanh chóng điều chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với sự tăng giảm thu nhập ấy. Nói thì dễ, nhưng không phải ai cũng có thể cắt giảm những nhu cầu một cách nhanh chóng khi mới ngày hôm qua nó vẫn còn được đáp ứng.
Càng điều chỉnh chi tiêu tương ứng với thu nhập nhanh bao nhiêu, người ta càng nhanh chóng ổn định cuộc sống khi điều kiện không còn thuận lợi. Và chính vì tự ổn định được sớm, người đó sẽ có cơ hội vươn lên và nắm bắt các tình huống có lợi cho mình trong khi những người khác đang loay hoay và chuẩn bị lâm vào cảnh thiếu thốn, nợ nần.
2. Không nói được những chuyện dính tới tiền
Rất nhiều người cảm thấy khó nói về vấn đề tiền bạc một cách thẳng thắn, nhất là với người yêu, bạn thân hay trẻ con. Ngược lại, kinh nghiệm cho thấy, càng tạo ra kênh bàn bạc cụ thể bao nhiêu với những đối tượng này về tiền bạc, càng tiết kiệm tiền của và công sức bấy nhiêu.
Có được kênh bàn bạc rộng mở và thoải mái như vậy, các đối tượng trên sẽ hiểu chính sách chi tiêu hợp lý của người thân, đồng thời không đòi hỏi quá cao so với thu nhập thực tế. Nhiều trường hợp tiêu hoang tiền chỉ vì cứ tưởng thu nhập của người thân quá cao.
3. Ly hôn
Ngày càng có nhiều trường hợp ly hôn, nhiều người thậm chí làm điều đó hơn một lần trong đời. Ly hôn nghĩa là chia tài sản để rồi không tránh được thất thoát cho cả hai bên. Ly hôn là di chuyển nhà cửa hoặc thuê nhà trọ và mỗi lần như vậy lại phải mua sắm không ít thứ. Ly hôn là đụng tới pháp luật và luật sư và tiền trả cho những dịch vụ cao cấp đó không ít chút nào...
Ngàn lẻ một thứ ngốn tiền cho mỗi lần ly hôn trong khi thời gian tập trung cho làm ăn lại ít đi đáng kể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng túi tiền của mỗi người. Lâm vào nợ nần sau mỗi lần ly hôn là điều dễ hiểu. Nguy hiểm hơn, hậu quả của nó thường kéo dài trong khi khả năng hồi phục tài chính để trả nợ lại rất lâu mới đến.
4. Quản lý tài chính kém
Người ta giàu nhờ chăm chỉ làm việc kiếm tiền và giàu hơn nhờ biết sử dụng tiền đúng cách. Do vậy, dù có làm ra thật nhiều tiền, song chỉ cần không biết cách sử dụng và quản lý nó hiệu quả sẽ là một thảm hoạ.
Để làm được công việc quản lý tiền bạc tốt không hẳn phải cần tới bằng cấp hay khoá học tài chính kế toán nào. Đơn giản chỉ cần ghi chép cụ thể những khoản thu chi từng ngày, từng tháng để sau đó tự xem xét những con số biết nói ấy mà cân đối lại. Nhiều người cho rằng thời gian nên dành cho việc nghĩ cách kiếm tiền hơn là ngồi ôm đống tiền kiếm được. Song thường thì không tốn nhiều công sức cho những thao tác ghi chép rất có ích đó.
5. Tiết kiệm quá ít hoặc không hề tiết kiệm
Cách tốt nhất để phòng tránh các khoản nợ không mong đợi là phải lường trước chúng. Phải dự phòng một quỹ nhất định để trang trải trong trường hợp có sự cố như bệnh tật, thất nghiệp hay ly hôn. Cũng phải tính tới các khoản chi sẽ xuất hiện trong tương lai hoặc các khoản có khả năng tăng giá.
Nếu không có một quỹ như vậy hoặc có nhưng quá ít, không còn lựa chọn nào khác để khắc phục sự cố ngoài việc đôn đáo đi vay nợ. Và đó mới chính là sự cố nghiêm trọng nhất, gây hậu quả lâu dài nhất và khiến người ta dễ rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.
6. Thất nghiệp
Điều đó là rõ ràng. Thất nghiệp đồng nghĩa với giảm thu nhập nhưng lại tăng nhu cầu giải trí và vui chơi do thừa quá nhiều thời gian. Thất nghiệp là ủ rũ âu sầu tiêu dao trong bia rượu cờ bạc hoặc đôn đáo đi tìm ngay chỗ làm mới trong khi tâm lý chưa ổn định khiến tình trạng ấy càng kéo dài thêm...
Thất nghiệp thực ra cũng không quá đáng sợ, nếu coi nó như một quãng nghỉ ngơi lấy lại sức cho một giai đoạn làm việc mới trong sự nghiệp của mình. Do vậy, điều mà những người thất nghiệp tỉnh táo ở phương Tây hay làm là lên kế hoạch sử dụng số tiền còn lại, dành ra chút ít cho một chuyến du lịch lấy lại sự thư thái cho mình để rồi tìm kiếm công việc mới.
7. Cờ bạc
Không cần bàn cãi gì thêm. "Cờ bạc là bác thằng bần", như lời người xưa đã đúc kết. Người giàu và cực giàu coi nó là thú vui tiêu khiển vừa tầm trong khi người nghèo và rất nghèo coi nó là cơ hội đổi đời hoặc ít ra là gia tăng thu nhập nhanh chóng.
Song điểm chung mà tất cả họ đều trải qua là những phút giờ căng thẳng, nhiều khi thức trắng đêm bên khói thuốc để rồi tốn hàng đống tiền cho bệnh viện về sau. Đó còn là việc đóng tiền nuôi bộ máy cờ bạc của các ông trùm không mấy khi chịu lỗ. Họ không phải là dạng người quen bỏ tiền xây chốn vui chơi miễn phí cho bất cứ ai.
8. Bệnh tật
Cũng không cần bàn cãi gì thêm. Vấn đề là cách phòng chống nó. Ở các nước phát triển, người dân thường có bác sỹ riêng và luôn nhớ lịch khám định kỳ, trong khi ở các nước đang phát triển, chỉ tới với bác sỹ khi nào đã rõ là mình mắc bệnh.
Đây là vấn đề đáng nói. Tưởng rằng làm như người dân ở các nước phát triển là tốn kém, song thực ra, vì khám bệnh theo kiểu khách quen và luôn phòng được bệnh tốt hơn, hoặc ít ra là phát hiện sớm và chữa được khi nó chưa nghiêm trọng, nên thường tiết kiệm được chi phí hơn mỗi ca trọng bệnh ở các nước nghèo. Và hơn hết, không cái giá nào đắt hơn cái giá của một mạng sống mất đi do không kịp thời phát hiện.
9. Tiêu tiền của ngày mai
Nhiều người nhìn thấy nguồn thu nhập tương lai đã phấn chấn tự thưởng cho mình bằng những việc chi tiêu vượt quá thu nhập hiện tại. |
Có ai đó hứa mang tới một công việc hấp dẫn hay một vụ đánh quả trong tuần tới hay nghe tin sắp được tăng lương... Nhiều người nhìn thấy nguồn thu nhập tương lai đó đã phấn chấn tự thưởng cho mình bằng những việc chi tiêu vượt quá thu nhập hiện tại. Khi những hứa hẹn tương lai ấy không thành, tự nhiên khoản nợ sẽ hiện về.
Nên làm việc của ngày mai ngay hôm nay, song tiêu tiền của ngày mai luôn là một mối đe doạ nguy hiểm và rất hay dẫn người ta tới cảnh nợ nần chồng chất. Cách khắc phục thật đơn giản: không tiêu tiền chừng nào nó nằm sẵn trên tay và không ai có ý lấy lại nó.
10. Thiếu kiến thức cơ bản về tài chính
Rất nhiều người không hiểu biết những quy luật tài chính cơ bản, không hiểu quy luật của đồng tiền. Không biết nên đầu tư hay nên gửi tiết kiệm, nên cho bạn vay hay gửi cha mẹ cất... là những lỗi thường gặp nhất.
Kiến thức cơ bản về tài chính có thể thu lượm được từ bạn bè, đồng nghiệp. Nếu cẩn thận, đừng tiếc tiền cho một khoá học ngắn về đêm ở một trường gần nhất. Nhưng cần nhớ, có kiến thức tài chính và quản lý tốt tài chính lại là hai chuyện khác nhau.
6 việc cần làm trước khi phá sản Vẫn có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính hay phá sản nếu biết xoay xở theo những hướng đi đề nghị sau đây: |
-
Nhật Vy (Theo Wall Street Journal)