221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
712466
Việt Nam tụt 4 bậc trong Bảng xếp hạng cạnh tranh 2005
1
Article
null
Việt Nam tụt 4 bậc trong Bảng xếp hạng cạnh tranh 2005
,

Các nền kinh tế lớn của châu Âu tiếp tục mất thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế trong khi các nước Bắc Âu vẫn giữ được thế mạnh. Việt Nam tụt 4 bậc về cạnh tranh kinh tế năm 2005.

Theo kết quả điều tra mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam tụt 4 bậc, từ vị trí 77 năm 2004 xuống vị trí 81 năm 2005 về tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Các nền kinh tế lớn nhất châu Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha và Pháp đều giảm thứ bậc trong bảng xếp hạng sức cạnh tranh kinh tế của WEF năm 2005.

Soạn: AM 566289 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TP.HCM - trung tâm kinh tế lớn, năng động nhất, không đủ giúp Việt Nam tăng tính cạnh tranh trong bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới. ( Ảnh Nguyên Vũ)

Trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Anh xếp cao nhất với vị trí thứ 13. Tuy nhiên, Anh đã rớt 3 bậc so với năm ngoái để lần đầu tiên tuột ra khỏi danh sách Top 10. Đức tụt 2 bậc so với năm ngoái, xuống vị trí thứ 15, trong khi Tây Ban Nha tụt từ vị trí 23 xuống 29. Pháp tụt từ 27 xuống 30, còn Italia không cải thiện được gì và giữ nguyên vị trí 47 của năm trước.

Trong bảng xếp hạng của WEF, các nước Bắc Âu vẫn chiếm các vị trí đầu tiên, trong đó Phần Lan năm thứ 3 liên tiếp được đánh giá là nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Đây cũng là nước được xếp là tham nhũng ít nhất thế giới năm 2004 vừa qua.

Bình luận về vị trí số 1 của Phần Lan, WEF cho rằng nền kinh tế này được vận hành và quản lý tốt, điều phối vĩ mô hợp lý và dịch vụ hành chính công đạt mức tiêu chuẩn. "Các nước Bắc Âu mà đặc biệt là Phần Lan, có phương pháp quản lý công quỹ rất tốt, do đó tránh được các vấn đề tài chính như ở Đức, Italia và Pháp", nhà kinh tế trưởng của WEF Augusto Lopez-Claros nhận xét.

Xếp lần lượt ở các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng của WEF năm nay là Mỹ, Thuỵ Điển, Đan Mạch và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bảng xếp hạng tính cạnh tranh ở mỗi nền kinh tế được WEF tiến hành trên cơ sở lấy ý kiến bầu chọn đối với 117 nền kinh tế từ 11.000 lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu. Các yếu tố xét đến gồm nhiều loại, trong đó phải kể đến tình trạng hiện tại của nền kinh tế; môi trường vĩ mô; chất lượng các cơ quan, tổ chức công cộng; trình độ phát triển và áp dụng công nghệ.

Nhật cũng tụt từ vị trí thứ 9 xuống thứ 12 năm nay do các doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng quản lý tài chính công còn nhiều bất cập. Trung Quốc cũng rơi từ thứ 46 xuống vị trí 49.

Cộng hoà Chad là nước có thứ hạng thấp nhất khi rơi luôn xuống vị trí 117 từ vị trí cũ 104. Vị trí thấp cũng là nét chung của các quốc gia châu Phi, đặc biệt là vùng hạ Sahara. Nam Phi là nước có thứ hạng cao nhất ở lục địa đen, với vị trí thứ 42.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,