221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
673900
Khi nào phải buông giá xăng dầu?
1
Article
null
Khi nào phải buông giá xăng dầu?
,

Nếu giữ giá xăng dầu bán lẻ như hiện nay, ước tính ngân sách Nhà nước sẽ phải bù lỗ khoảng 12.352 tỉ đồng. Do vậy, sớm muộn gì cũng phải buông giá xăng dầu, vấn đề là ở thời điểm nào...

Soạn: AM 458799 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Tiến Thoả.

Lý giải vì sao Nhà nước hiện vẫn cứ phải “gồng” lên bao cấp cho các công ty kinh doanh xăng dầu, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá -Bộ Tài chính, cho biết có 3 lý do khiến Nhà nước vẫn phải can thiệp để kìm giữ giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Thứ nhất là an ninh năng lượng. Thứ hai là khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Lý do này xuất phát từ áp lực đến ngân sách và tác động tới các ngành đang sử dụng nhiều xăng dầu để sản xuất. Thứ ba là áp lực của tăng giá xăng dầu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát và tăng trưởng.

Thưa ông, tính từ đầu năm tới nay ngân sách Nhà nước đã phải bù lỗ bao nhiêu tiền cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu?

- Theo tính toán của Cục Quản lý giá Bộ tài chính, quý I/2005 số tiền ngân sách Nhà nước bỏ ra bù lỗ cho nhập khẩu xăng dầu đã lên tới 4.870 tỉ đồng. Sau khi tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước thì số bù lỗ này đã giảm đi trông thấy. Tính chung cả năm 2005 ngân sách có thể phải bù lỗ 12.325 tỉ đồng.

Xăng của VN hiện nay bán 8.000 đồng/lít. Giá tương tự ở Campuchia là 10.300 đồng/lít, Singapore 13.787 đồng/lít, Ấn Độ 13.634 đồng/lít. Đây là mức giá đã được thả nổi. Nếu VN để thả nổi giá thì giá xăng sẽ tăng từ 9.000 đồng/lít đến 10.000 đồng/lít. Còn giá dầu của VN chỉ bằng 60%-70% mức giá của các nước trong khu vực.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên buông giá xăng dầu và dùng số tiền bù lỗ hằng năm cho nhập khẩu xăng dầu đầu tư cho các ngành khác thì tốt hơn là cứ bao cấp mãi?

 
- Ai cũng biết rằng nếu như không có những đột biến ấy để lấy nguồn tăng thu từ dầu thô đầu tư vào các ngành khác thì tốt hơn biết bao nhiêu. Ngành dầu khí VN cũng phàn nàn rằng, lấy tăng thu thêm của dầu thô để bù lỗ cho xăng dầu cũng không phải là phương án tối ưu. Quan điểm của Bộ Tài chính là trong bối cảnh giá dầu biến động bất thường như hiện nay thì buộc phải hy sinh lợi ích cục bộ để bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế, và đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Soạn: AM 458793 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Với giá bán lẻ xăng dầu như hiện nay,  nhà nước sẽ phải bù lỗ 12.352 tỷ đồng.

Thả nổi giá xăng dầu là việc mà Nhà nước cũng rất muốn làm. Nhưng trong thời điểm hiện nay thì chưa thể làm được vì sức cạnh tranh của nền kinh tế VN chưa thể làm được ngay. Thả nổi giá xăng thì ngay lập tức tất cả những vật liệu đầu vào của nền kinh tế sẽ bị một cú sốc tăng giá. Nếu để “cơn bão giá” tràn vào mà không có một tấm chắn thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị đổ bể. Nói như vậy không có nghĩa là tìm cách kìm bao cấp lại, vì đến thời điểm nào đó Nhà nước cũng không thể cứ chìa lưng ra làm tấm chắn mãi được. Chỉ tính riêng giá dầu diesel (trong đợt tăng giá tháng 3 vừa qua) nếu tính đúng giá thị trường thì cũng phải là 6.800 đồng/lít nhưng chúng ta chỉ dám bán 5.500 đồng/lít mà nhiều doanh nghiệp cũng thấy nghiêng ngả rồi.

Khi chúng ta bắt đầu bước chân vào hội nhập, cũng chỉ vì sợ doanh nghiệp sẽ “chết” mà nhiều bộ, ngành đã tìm mọi cách để bảo hộ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính vì được bảo hộ quá lâu nên khi thả ra nhiều doanh nghiệp lại không thể hòa nhập nổi. Ông có nghĩ rằng, chính sách bù lỗ của Nhà nước hiện nay đang tạo tâm lý ỷ lại trông chờ bao cấp, không thúc đẩy các ngành sử dụng xăng dầu cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh?

- Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, việc kìm giá xăng dầu như hiện nay không phải vì thích bao cấp. Nhưng nếu cứ để “con sóng giá” ào vào mà không có cái che chắn thì đổ bể là không thể tránh khỏi. Chúng ta bảo hộ nhưng vẫn phải tuân theo quy luật khách quan. Thời điểm này chúng ta buộc phải làm như vậy. Trong bối cảnh VN vẫn phụ thuộc 100% vào nguồn nhập khẩu thì sớm muộn gì cũng phải tính đến việc buông giá theo thị trường. Vấn đề là buông đến đâu và thời điểm nào để tránh gây sốc cho nền kinh tế, bởi xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, nếu vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước có thể gây náo loạn thị trường.

Đối với các nước trong khu vực khi thả nổi giá xăng dầu, đã có tác động như thế nào đến sự tăng trưởng của nền kinh tế?

- Cách tính toán tác động của các nước cũng chỉ dừng ở mức rất vĩ mô. Giá xăng dầu tăng sẽ làm giảm tổng thu nhập quốc dân (GDP) khoảng 1%.

Trong đợt tăng giá xăng dầu hồi tháng 3, Bộ Tài chính có thông báo ngành thép đã đưa ra phương án tiết kiệm và đã giảm được 10% chi phí. Tính đến nay có ngành nào thực hiện được như ngành thép?

- Qua kiểm tra một số ngành thì thấy, xi măng, thép, than đều có phương án tích kiệm tùy theo đặc thù của ngành mình. Và họ cũng đã khắc phục được tình trạng tăng giá xăng dầu. Cụ thể, ngành than năm 2005 sẽ tích kiệm 2,6% chi phí. Ngành xi măng cũng đề ra phương án giảm chi phí sản xuất 10.000 đồng/tấn, giảm chi phí bán hàng 10.000 đồng/tấn. Còn ngành thép cũng đưa ra định mức giảm các chi phí chung trong cán thép từ 133.000 đồng/tấn đến 383.000 đồng/tấn.

(Theo Người Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,