221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
654648
Mỗi làng có một nghề, mỗi xã sẽ có một làng nghề!
1
Article
null
Mỗi làng có một nghề, mỗi xã sẽ có một làng nghề!
,

(VietNamNet) - Mỗi làng ở Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được ít nhất một nghề đem lại thu nhập ổn định cho người dân; mỗi xã xây dựng, đưa vào hoạt động ổn định được ít nhất một làng nghề hoặc một trung tâm bảo tồn, hỗ trợ và phát triển ngành nghề nông thôn!

Các sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam đã có mặt tại 100 nước trên thế giới. Ảnh Nguyên Vũ.

Đó là mục tiêu cơ bản của Đề án Chương trình phát triển "Mỗi làng, mỗi nghề" giai đoạn 2006-2015, do Bộ NN-PTNT chủ trì. Dự kiến, chương trình được tổ chức thực hiện trong 10 năm (2005-2015), nhằm đưa mức tăng trưởng bình quân của ngành nghề nông thôn (NNNT) ổn định và đạt 15%/ năm; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NNNT đạt 20-22% năm và tạo việc làm cho trên 300.000 lao động/năm. Nguồn vốn để triển khai chương trình ước tính 22.000 triệu đồng mỗi năm.

Hiện nay, đã có hơn 40% sản phẩm NNNT Việt Nam được xuất khẩu đến trên 100 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 367 triệu USD, tăng 56% so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 (không kể các sản phẩm đồ gỗ) đạt 450 triệu USD, tăng 23% so năm 2003 Tốc độ tăng bình quân số hộ và cơ sở NNNT hàng năm là 8,9-9,8%/năm. Hiện nay, có 1,423 triệu hộ tham gia sản xuất NNNT, có nguồn thu nhập chính từ nghề thủ công.

(Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối)

Trước mắt, trong giai đoạn đầu sẽ tập trung xây dựng các dự án làng trọng điểm, dự kiến là 100 làng trọng điểm/năm.

Ông Bạch Quốc Khang, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ NN-PTNT), cho biết, mặc dù phong trào phát triển NNNT chưa được phát động rộng rãi trên phạm vi cả nước, song, một số địa phương đã tạo dựng được phong trào. Đó là các hoạt động công nhận làng nghề theo tiêu chuẩn địa phương ở 10 tỉnh Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, Đồng Tháp, Tiền Giang. Hiện đã có 450 làng nghề được công nhận ở 10 tỉnh, trong đó, Hà Tây công nhận được 201 làng.

Tuy nhiên, việc phát triển NNNT vẫn mang tính tự phát ở từng địa phương, sử dụng những công nghệ lạc hậu và các thiết bị máy móc có tính lâu đời. Trên 80% các cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Khoảng 35% số cơ sở ngành nghề nông thôn thiếu nguyên liệu nghiêm trọng, chỉ duy trì sản xuất cầm chừng. Chưa khai thác tốt thị trường trong nước và xuất khẩu. Công tác đăng ký thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm rất hạn chế. Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Trong khi đó, trên thế giới, nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc... đã đi tiên phong trong việc xây dựng các phong trào thi đua phát triển nghề thủ công truyền thống. Họ đã làm khá thành công. Ví như phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” khai sinh tại quận Oita (Nhật Bản) năm 1979, với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống, hay phong trào ở Thái Lan có tên gọi “One Tambon, One Product”...

Do vậy, theo ông Bạch Quốc Khang, việc phát triển chương trình "Mỗi làng, mỗi nghề" ở Việt Nam sẽ tạo ra phong trào rộng khắp cả nước, phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về NNNT, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; thu hút và tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều làng có nghề, thêm nhiều làng nghề mới. Từ đó, thúc đẩy NNNT phát triển bền vững, lâu dài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

  • Hà Yên 
    Liệu đề án này có khả thi? Ý kiến của bạn?  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,