221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
616826
5 giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản
1
Article
null
5 giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản
,

(VietNamNet) - Sau buổi thảo luận với Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) ngày 15/4, UBND TP.HCM đã thống nhất kiến nghị lên Chính phủ 5 giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển.

Thị trường BĐS lắng đọng

Nhu cầu nhà ở TP.HCM vẫn rất bức thiết. Ảnh: Đ.V (chụp lại).

Theo ông Dương Công Thuyên, hiện nay tình hình thị trường BĐS thành phố đang có chiều hướng đóng băng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng là giá nhà đất lên quá cao so với nhu cầu và thu nhập của người dân. Giá vàng lên cao và thất thường khiến giao dịch cũng ngập ngừng. Hệ thống chính sách pháp luật chưa rõ ràng, đã tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án.

Còn ông Phạn Văn Thiệt, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) thì cho rằng, việc chậm trễ trong cấp quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở là nguyên nhân quan trọng khiến giao dịch BĐS không thực hiện được. Nguyên nhân na, theo ông Thiệt, là do thị trường vốn thiếu, dự án chậm triển khai, giao dịch BĐS chậm lại. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng chỉ được đầu tư không quá 30% vốn ngắn hạn và trung hạn. Sau Nghị định 181, các dự án phân lô bán nền chưa có hướng kinh doanh mới đang gặp khó khăn. Với số lượng và diện tích không phải là ít, các dự án này đứng yên cũng khiến thị trường bất động sản lắng đọng, làm chậm việc giao dịch.

Theo các nhà đầu tư, một nguyên nhân rất quan trọng là việc quy định nộp tiền sử dụng đất ngay sau khi giải phóng mặt bằng đã khiến các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Trong khi một lúc phải nộp quá nhiều khoản bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ... và phải theo khung giá đất mới khá cao, doanh nghiệp sẽ không kham nổi. Điều này cũng làm cho giao dịch bị chậm lại.

Sau buổi thảo luận với HoREA, UBND TP.HCM đã thống nhất 11 giải pháp của Hiệp hội đưa ra về phát triển và đưa thị trường BĐS vào bền vững. Trong đó, 6 giải pháp thuộc phạm vi của UBND thành phố, 5 giải pháp khác được trình lên Thủ tướng xem xét.

5 kiến nghị chiến lược

Về tiền sử dụng đất: Hiện nay, TP.HCM đang khuyến khích các DN đầu tư nhng dự án lớn, nên vốn đầu tư rất lớn. Có dự án phải nộp tiền sử dụng đất từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ. Vì phải xây nhà xong mới được bán, nên các DN gặp không ít khó khăn về vốn. TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian chậm nộp tối đa là 5 năm. Nhà đầu tư có thể lựa chọn phương thức nộp một lần hoặc trả tiền thuê trong thời gian đầu tư xây dựng.

11 giải pháp đề xuất của HoREA lên UBND TP.HCM (trong đó có 5 giải pháp kiến nghị lên Chính phủ):

- Tiền sử dụng đất: Được chậm nộp 5 năm.

- Bồi thường giải phóng mặt bằng: Nhà nước hỗ trợ cưỡng chế.

- Đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án.

- Nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với các dự án nhà ở: Nhà đầu tư được giao đất hoặc cho thuê đất để kinh doanh, chuyển nhượng dự án lại cho nhà đầu tư khác.

- Nhà ở cho người thu nhập thấp: Ban hành cơ chế ưu đãi thu hút nhà đầu tư.

- Xây dựng những khu đô thị mới có kiến trúc và cảnh quan đẹp: Khuyến khích những dự án 20 ha trở lên.

- Chỉnh trang các khu trung tâm đô thị.

- Lập kế hoạch sử dụng đất.

- Phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ thị trường BĐS.

- Cải cách thủ tục hành chính.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội BĐS thành phố.

Về bồi thường giải phóng mặt bằng: Trước đây đã có văn bản 138 cho phép nếu việc bồi thường đã đạt khối lượng 80%  và phần còn lại không thỏa thuận được, thì chính quyền sẽ hỗ trợ thu hồi. Nghị định mới đã không quy định điều này, nên các DN gặp khó khăn trong giải tỏa. UBNDTP kiến nghị Thủ tướng cho phép thành phố tiếp tục thực hiện thủ tục cưỡng chế thu hồi như trước, nhà đầu tư sẽ bồi thường cho người có đất theo quy định.

Tại các buổi làm việc với HoREA và doanh nghiệp, UBND TP.HCM đã hoan nghênh giải pháp đưa ra là cho đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng. Các dự án sẽ được công khai danh mục mời gọi tham gia đấu thầu, nhà đầu tư đưa ra phương án. TP.HCM cho rằng đây là giải pháp đúng hướng, sẽ giúp tránh được các tiêu cực trong việc chạy dự án, tự sang nhượng và giúp nhận rõ năng lực của nhà đầu tư, tìm được dự án khả thi.

Về nhà ở cho người thu nhập thấp: Theo UBND TP.HCM, hiện nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách ưu đãi nên chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Thành phố kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách ưu đãi đầu tư. Trong đó, ưu tiên theo hướng có sẵn quỹ đất giao cho nhà đầu tư theo phương thức cho thuê, miễn tiền sử dụng đất với các khu đất do nhà đầu tư bỏ tiền bồi thường, hỗ trợ toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, miễn thuế kinh doanh nhà trong 5 năm, cho vay ưu đãi lãi suất 3%-4%/năm và ban hành chính sách nhà cho thuê.

Về điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án nhà ở: Đối với các dự án này, luật quy định không được phép phân lô bán nền, phải xây dựng nhà xong mới được bán. Thành phố kiến nghị cho phép nhà đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi đầu tư xong phần hạ tầng kỹ thuật cho một nhà đầu tư khác có chức năng kinh doanh để xây dựng nhà ở. Nội dung này phù hợp với điều 34 Luật Đất đai và điều 101 Nghị định 181, đó là “Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê”.

  • Đặng Vỹ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,