221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
616930
EU sang kiểm tra chất lượng thủy sản Việt Nam
1
Article
null
EU sang kiểm tra chất lượng thủy sản Việt Nam
,

(VietNamNet) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ 18 đến 29/4, Đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu gồm 4 thành viên đã có mặt tại Việt Nam để thanh tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản.

Các DN chế biến thuỷ sản cần thực hiện nghiêm các yêu cầu của EU về chất lượng.
Trong thời gian này, đoàn sẽ làm việc với Bộ Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Nafiqaved), đi thăm và kiểm tra các phòng kiểm nghiệm thuộc các Chi cục, các cơ sở chế biến, các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản, các vùng nuôi nhuyễn thể...
 

Theo Bộ Thuỷ sản, do hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại đến sức khoẻ người tiêu dùng chưa được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, đánh bắt, thu mua vận chuyển nguyên liệu, đến chế biến, nên trong năm 2004, số lô hàng xuất khẩu bị phát hiện kháng sinh có hại vẫn còn cao (EU: 22 lô, Mỹ: 13 lô, Canada: 27 lô). Tình trạng trên không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho DN, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín chất lượng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Hậu quả là Tổng vụ Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng EU (SANCO) đã thông báo sẽ cử Đoàn cán bộ thanh tra đến Việt Nam để kiểm tra hoạt động ngăn chặn hoá chất, kháng sinh có hại trong  thuỷ sản từ 18 đến 29/4; Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thông báo sang Việt Nam kiểm tra vào tháng 9/2005.

Do vậy, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc đã ban hành Chỉ thị 03 về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản. Theo đó, UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các Sở Thuỷ sản/Sở NN-PTNT có quản lý thuỷ sản phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện nghiêm túc QĐ 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản về ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green và các sản phẩm có chứa Malachite Green trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh.

Bộ Thuỷ sản cũng yêu cầu Nafiqaved kiểm soát chặt chẽ xuất xứ nguyên liệu của các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thụy Sĩ, Mỹ… về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng sản phẩm thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào thị trường EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương, phải bổ sung thêm chỉ tiêu Malachite Green và dẫn xuất của nó (Leucomalachite Green), các loại kháng sinh hạn chế sử dụng đặc biệt là nhóm Fluoroquinolone đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Thực hiện nghiêm túc cam kết với EU về việc tạm đình chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU có lô hàng bị phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Đối với các DN,  tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu thủy sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lô hàng xuất khẩu sang EU, Canada và những thị trường có yêu cầu tương đương. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hoá chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải được lấy mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm (đặc biệt là Malachite Green).

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,