221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
570826
Giá ôtô cao không phải do thuế
1
Article
null
Giá ôtô cao không phải do thuế
,

(VietNamNet) - Hiện giá ôtô rất cao và khan hiếm xe không phải hoàn toàn do chính sách thuế, một phần là do các DN. Mặt hàng ôtô Nhà nước không quản lý giá nên không thể phạt dù giá quá cao.

Giá ôtô do thị trường điều tiết

Một chuyên viên Bộ Tài chính đã nhận định như vậy. Hiện tại giá ôtô rất cao và khan hiếm xe không phải hoàn toàn do chính sách thuế, mà một phần là do các DN. Mặt hàng ôtô Nhà nước không quản lý giá như một số mặt hàng khác nên không thể phạt nếu tăng giá quá cao.

Hiện giá ôtô vẫn do thị trường điều tiết. Sau khi Việt Nam vào WTO sẽ phải tính nước ổn định và phải tính mức thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ổn định lâu dài qua các năm, khi đó hiện tượng sốt xe, biến động giá sẽ dừng lại. Thị trường đến một lúc nào đó sẽ bão hoà.
 
"Các DN ôtô trước nay vẫn kêu công suất thiết kế lớn mà thị trường nhỏ bé, nhưng khi nhu cầu tăng lên thì chính các DN lại kêu "làm 3 ca không đủ xe để bán". Toyota đã từng có báo cáo lên Bộ Tài chính giải thích hiện tượng khan hiếm xe là do nhu cầu xe tăng cao và không đủ dây chuyền để làm. Chúng tôi cũng nghe từ nhiều nguồn tin rằng có hiện tượng ghìm xe tăng giá bán nhưng bằng chứng cụ thể thì chưa có", vị chuyên viên này nói.

Lắp ráp ôtô tại công ty liên doanh Isuzu VietNam.

Giảm tiếp ưu đãi thuế TTĐB với ôtô

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc vừa ký công văn gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định về mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong nước. Theo đó, từ ngày 1/1/2005, ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống có mức thuế suất thuế TTĐB là 40% (trước là 24%); từ 6 đến 15 chỗ là 25% (mức cũ 15%); từ 16 đến dưới 24 chỗ là 12,5% (mức cũ 7,5%). Như vậy, mức ưu đãi thuế suất thuế TTĐB đối với ôtô trong nước đã chính thức giảm tới một nửa. Đây là bước đi cụ thể theo lộ trình giảm thuế TTĐB đối với sản xuất lắp ráp ôtô trong nước, lộ trình áp dụng từ 1/1/2005 đến 31/12/2005.

Đây không phải là việc tăng thuế đối với ôtô mà chỉ là một bước trong lộ trình giảm dần ưu đãi đối với ngành này theo cam kết của Việt Nam với Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, Việt Nam phải phá bỏ hàng rào thuế quan giữa hàng trong nước và nhập khẩu.

2007 mới bắt đầu lộ trình giảm thuế theo CEPT

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong lộ trình Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô sẽ được đưa vào cắt giảm từ 1/1/2007 chứ không thể loại trừ mãi. Việc đưa ôtô vào danh sách CEPT đã được Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã đồng ý, nhưng chưa công bố lộ trình.

Bộ Tài chính vừa đưa ra danh mục một số mặt hàng dự kiến lùi thời điểm thực hiện CEPT/AFTA đến giai đoạn 2006-2009. Thay vì đến 2006 thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng này chỉ còn 0-5% theo đúng cam kết, thì lộ trình giảm thuế mới quy định: ôtô 10-30 chỗ ngồi năm 2007 sẽ áp thuế nhỏ hơn hoặc bằng 20% và đến 2008 chỉ còn 0-5%; ôtô 10 chỗ ngồi trở xuống năm 2008 là 20% và chỉ còn 5% vào 2009.

Trước đó, nhiều dự đoán trong lộ trình CEPT/AFTA năm 2005 sẽ có danh mục ôtô nhưng Nghị định của Chính phủ số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004  mới bổ sung 19 mặt hàng vào danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện CEPT cho các năm 2004-2006 thì chưa có. 

Để bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, và các giá trị văn hoá, lịch sử và khảo cổ, ASEAN cho phép các nước thành viên không phải thực hiện tự do hoá thương mại (cắt giảm thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi quan thuế) đối với một số mặt hàng. Theo thông lệ từ trước tới nay, các nước ASEAN thường xác định một số mặt hàng có nguy cơ đe dọa đến các lĩnh vực nêu trên thành danh mục loại trừ hoàn toàn (danh mục LTHT) của nước mình, nghĩa là loại trừ hoàn toàn khỏi việc tự do hoá thương mại.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số nước đã sử dụng danh mục này vì các mục đích khác như bảo hộ sản xuất, đảm bảo số thu ngân sách... Do đó, từ năm 1999 đến nay, ASEAN đẩy mạnh việc rà soát để đưa các mặt hàng không phù hợp nêu trên vào thực hiện cắt giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế.

Đối với Việt Nam, theo phân loại của biểu thuế hiện hành, danh mục LTHT của Việt Nam hiện có 424 mặt hàng, trong đó những nhóm mặt hàng được coi là không phù hợp với quy định của ASEAN
. Theo quy định của ASEAN, tất cả những mặt hàng đó sẽ phải loại bỏ ngay ra khỏi danh mục LTHT và đưa vào cắt giảm thuế suất để đạt mức thuế suất 0-5% vào năm 2006. Nhưng căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu dùng thực tế trong nước, Bộ Tài chính dự kiến sẽ đàm phán với ASEAN để có một lộ trình thực hiện CEPT/AFTA linh hoạt hơn cho một số nhóm mặt hàng, trong đó có ôtô. Tuy nhiên, việc ASEAN có chấp nhận lộ trình linh hoạt như ta đề xuất sẽ còn phụ thuộc vào tiến trình đàm phán.

(Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính) 

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,