221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
566051
Việt Nam - "nhà đầu tư VIP" của Campuchia
1
Article
null
Việt Nam - 'nhà đầu tư VIP' của Campuchia
,

(VietNamNet) - Trong chính sách thu hút đầu tư của mình, Campuchia xem các DN Việt Nam là những "nhà đầu tư VIP"

Soạn: AM 245254 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Sok An (trái) và Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan trong hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại - du lịch của Campuchia. Ảnh: M.Q

Cũng như nhiều quốc gia nghèo hoặc đang phát triển trên thế giới, Campuchia xem thu hút đầu tư nước ngoài là chính sách hữu hiệu để phát triển kinh tế. Việt Nam, một trong những nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, cũng là "tầm ngắm" của người bạn láng giềng này.

Ngay những ngày đầu năm Chính phủ Hoàng gia đã làm một cuộc xông đất Việt Nam cùng với lời kêu gọi: hãy đầu tư vào Campuchia...

Vào Campuchia để tận dụng ưu đãi thuế từ nước giàu

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Sok An đã đích thân đến Việt Nam để đưa ra lời hiệu triệu đầu tư và ông Phó Thủ tướng cũng như Chính phủ Hoàng gia xem Việt Nam là nơi tiềm năng để kêu gọi đầu tư dù nhiều năm nay Việt Nam không phải là một trong những quốc gia có đầu tư lớn tại Campuchia. Những nước đứng đầu trong đầu tư vào Campuchia là: Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc và Singapore.

"Hy vọng cuối thập kỷ này kim ngạch hai chiều là 1 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, hai nước cần khuyến khích các DN tham gia hội chợ, tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu thông tin, và bạn hàng. Về phần nhà nước cần tạo ra những hành lang pháp lý thông thoáng, dành cho nhau những ưu đãi cần thiết về thuế suất, điều kiện tín dụng, thiết lập một cơ chế thanh toán đáng tin cậy và thuận lợi cho DN".

Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Tuy nhiên Việt Nam vẫn được xem là tiềm năng về đầu tư đối với Campuchia. Tính tương đồng về phát triển là yếu tố đầu tiên cho đánh giá của Campuchia đối với Việt Nam.

Tính tương đồng dẫn đến khả năng hấp thụ những sản phẩm từ những người bạn láng giềng và điều này được thể hiện ở việc sản phẩm của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại quốc gia có 14 triệu dân này.

Ông Kep Chuk Tema, Đô trưởng Thủ đô Nông Penh, nói rằng hàng Việt Nam đã qua mặt được hàng Thái Lan tại thị trường Campuchia. Bằng chứng là mỗi năm có hai hội chợ hàng Việt Nam được tổ chức ở thành phố trung tâm này và cả hai hội chợ cũng như những hội chợ tổ chức trước đây đều thành công. Theo ông thị trưởng này, Việt Nam nên đầu tư vào Campuchia vì đã có sẵn thị trường.

Một yếu tố nữa khiến cho giới chức Campuchia xem Việt Nam là thị trường tiềm năng để kêu gọi đầu tư chính là vì Việt Nam cần ưu đãi của những quốc gia khác khi mà Việt Nam đang có những thay đổi về phát triển kinh tế.

Một quốc gia phát triển sẽ không còn được hưởng những chính sách ưu đãi thuế (GSP) của những nước giàu dành cho nước nghèo. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nói rằng những quốc gia không còn hoặc sẽ không còn ưu đãi về thuế là mục tiêu thu hút đầu tư của Campuchia. Việt Nam đang trong xu hướng này vì vậy giới chức Campuchia cho rằng Việt Nam cần đến những quốc gia nghèo như Campuchia, vốn đang hưởng rất nhiều chính sách GSP từ những nước giàu.

Phó Thủ tướng Sok An kêu gọi DN Việt Nam tham gia đầu tư trong các khu chế xuất nơi mà hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu đi các nước và hưởng những ưu đãi thuế khi mang nhãn hiệu có nguồn gốc từ Campuchia.

DN Việt Nam như "người nhà"

Soạn: AM 245252 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giới chức Campuchia trong hội nghị kêu gọi đầu tư tổ chức tại TP.HCM. Ảnh: M.Q

Là nhà đầu tư tiềm năng,  DN Việt Nam được đưa vào danh sách "nhà đầu tư VIP", những nhà đầu được ưu ái của Campuchia. Thị trưởng Nông Pênh cho biết nhà đầu tư VIP không dành cho tất cả mọi quốc gia, thay vào đó chỉ một số nước mà Campuchia muốn thu hút. Nhà đầu tư VIP có lợi thế là được giới chức Campuchia ưu tiên hỗ trợ về mặt thủ tục cũng như được tư vấn lựa chọn khu vực và lĩnh vực đầu tư.

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Campuchia

  • Sản xuất nông nghiệp

  • Hạ tầng cơ sở giao thông và viễn thông

  • Năng lượng và điện lực

  • Ngành sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu

  • Du lịch

  • Phát triển nguồn nhân lực

Đối với các DN Việt Nam đầu tư vào Campuchia không chỉ cho hiện tại mà còn là tầm nhìn tương lai.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đang có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm cũng như nông sản và thủy sản tại Campuchia trị giá khoảng 10 triệu USD. Ông  Huỳnh Văn  Minh, Tổng giám đốc, nói rằng có hai lý do để Tổng công ty này quyết định đầu tư vào đây: thị trường và chính sách ưu đãi mà Chính phủ nước này dành cho các nhà đầu tư. "Qua những kỳ tham gia hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam tại đây, nhiều DN Việt Nam nhận thấy tiềm năng của mình, nhất là đối với những lĩnh vực thực phẩm và hàng gia dụng", ông nhận định.

Không riêng gì hàng thực phẩm và tiêu dùng, ngành du lịch cũng được xem là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, cho biết sẽ thành lập liên doanh 15 triệu USD với tỷ lệ 70% vốn vì cơ hội du lịch của nước này không thua kém Việt Nam.  Tổng công ty này cũng chú ý đến cơ hội kinh doanh địa ốc ở Campuchia, hiện còn rất kém trong khi thị trường nhà ở rất lớn.

Thị trường mở - cạnh tranh cao

Chính sách ưu đãi thuế

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp 20%

  • Thuê đất dài hạn đến 99 năm với những chính sách miễn, giảm

  • Thuế nhập khẩu 0% đối với máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu sản xuất

  • Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 0%

  • Thủ tục đăng ký thành lập DN dễ dàng và đơn giản

Làm ăn ở Campuchia là cơ hội đối với DN Việt Nam nhưng cũng là thách thức. Campuchia là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là nước nghèo nhất thuộc tổ chức này.

Campuchia muốn với chính sách mở cửa cực kỳ rộng của mình sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài khi là thành viên WTO. Do đó, sức cạnh tranh ở thị trường này cũng cực kỳ khốc liệt vì không có rào cản nào được đặt ra đối với các DN cũng như nhà đầu tư.

Đối với DN Việt Nam, vốn chưa quen cạnh tranh mạnh như thế, sẽ là khó khăn. Tuy nhiên, theo giới chức Campuchia, điều đó không gây cản trở đối với nhà đầu tư, ngược lại làm cho các DN trưởng thành hơn khi làm ăn tại đây.

An ninh và bất ổn về chính trị, vấn đề lâu nay được giới DN Việt Nam quan tâm, vẫn là điều chưa thực sự khuyến khích DN. Tuy nhiên, ông Kep Chuk Tema nói rằng đấy không còn vấn đề của Campuchia và khuyên các DN Việt Nam hãy sang Campuchia để xác thực trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Song điều làm nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm hơn cả là việc thanh toán rất phức tạp ở Campuchia. Các DN vốn chỉ quen sử dụng tiền mặt khi trao hàng, hình thức thanh toán có nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, vấn đề tham nhũng ở Campuchia  cũng là vấn đề khiến nhiều DN lo lắng.

  • Minh Quang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,