221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
550786
Khách hàng EU "tẩy chay" phí quota
1
Article
null
Khách hàng EU 'tẩy chay' phí quota
,

(VietNamNet) - Phí quota là vấn đề nóng bỏng của ngành dệt may sau năm 2004. Trong khi các nước xuất khẩu là thành viên của WTO được bãi bỏ chế độ quota thì VN vẫn bị áp dụng. Hơn thế, khách hàng EU còn có ý từ chối thanh toán phí quota cho DN dệt may VN.

Dệt may Việt Nam khó khăn khi quota vẫn còn bị áp đặt.

Phí quota (hạn ngạch) là khoản chi phí mà một DN phải trả cho DN khác để được sử dụng một số lượng quota của DN đó, vì DN này không có hoặc không đủ quota cho một đơn hàng lớn từ nước ngoài. Khoản chi phí chuyển nhượng này nằm ngoài giá gia công và thường do khách đặt hàng thanh toán, song cũng có khi DN gia công phải trả để giảm giá cho khách.

Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (AGTEK), cho biết đến nay phí quota vẫn còn tồn tại ở thị trường Việt Nam và quota vẫn được chuyển nhượng với một mức giá nhất định. Ví dụ, cat 347/348 được xem là một trong những cat nóng hiện nay đối với DN Việt Nam, phí quota giao dịch ở mức 40-50 cent Mỹ/đơn vị sản phẩm; hoặc cat.338 có phí chuyển nhượng quota là 15-20cent Mỹ/đơn vị sản phẩm.

"Với mức phí này nhiều khách hàng chấp nhận được và phí quota vẫn chưa bị xem là vấn đề nặng nề đối với thị trường Mỹ", ông Hồng đã phát biểu trong cuộc họp các thành viên AGTEK được tổ chức hồi chiều hôm qua (2/12). Theo ông Hồng, phí quota có xu hướng đi xuống so với thời cao điểm giá lên đến 60-70cent/đơn vị. Khách hàng Mỹ chưa đặt nặng loại bỏ vấn đề này khi đàm phán hợp đồng với DN Việt Nam.

Trong khi đó, khách hàng EU lại có phản ứng ngược lại với phí quota. Đại diện của Công ty May Sài Gòn 2, một trong những nhà gia công lớn của Việt Nam và có thế mạnh ở thị trường EU, cho biết các khách hàng EU đề nghị không thanh toán phí quota đối với các đơn hàng may của DN Việt Nam. "Hầu hết các khách hàng EU đều từ chối thanh toán và khả năng trong năm tới họ sẽ không đồng ý phí quota", đại diện Sài Gòn 2 phát biểu. Phí quota hàng dệt may đối với thị trường EU đã từng "qua mặt" giá chuyển nhượng quota của thị trường Mỹ.

Từ đầu năm 2005 chế độ quota sẽ được bãi bỏ giữa các nước thành viên WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) theo một thỏa thuận của các thành viên này, và khi quota không còn thì phí quota cũng sẽ biến mất ở các nước xuất khẩu là thành viên của WTO.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa là thành viên của WTO, nên chế độ hạn ngạch vẫn áp dụng đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam, hay nói cách khác phí quota sẽ vẫn còn ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia nước ngoài khuyên rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may xuất khẩu thì phí quota nên được bãi bỏ.

Vừa qua, Bộ Thương mại đã giảm phí cấp quota cho DN dệt may xuống còn từ 450-8.000 đồng/đơn vị sản phẩm đối với 9 cat nóng, và những cat còn lại được miễn phí. Mức phí quota là phí hành chính khi cấp quota cho DN, thường chiếm tỷ trọng không lớn trong phí chuyển nhượng quota. Việc miễn hoặc giảm phí hành chính nhằm giảm giá chuyển nhượng quota.

  • Minh Quang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,