221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
542580
Lạm phát 2005 sẽ chỉ còn 1 con số?
1
Article
null
Lạm phát 2005 sẽ chỉ còn 1 con số?
,

(VietNamNet) - Giá dầu tăng, cùng với những cú sốc khác như dịch cúm gia cầm tái phát, đã dẫn đến việc gia tăng lạm phát ở Việt Nam. Nhưng tăng giá xảy ra phần lớn vào đầu năm 2004 và năm 2005 tỷ lệ lạm phát sẽ chỉ còn 1 con số.

Soạn: AM 191191 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tỷ lệ lạm phát sẽ chỉ còn 1 con số?

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) chiều nay (9/11) vừa công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế mới nhất của về vùng Đông Á và Thái Bình Dương. Báo cáo cho rằng việc kết thúc thành công các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam (WTO) là điều chủ yếu để giữ vững đà tăng trưởng. Nó cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu khó khăn đối với ngành dệt may - vẫn còn chịu hạn ngạch xuất khẩu trong năm 2005 trong khi các đối thủ cạnh tranh khác đã là thành viên của WTO rồi lại không phải theo hạn ngạch.

Kinh tế Đông Á - TBD sẽ tăng trưởng khoảng 7%

Báo cáo cũng cho thấy các nền kinh tế Đông Á đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, với số người sống trong nghèo đói cũng ít nhất từ trước đến nay. Tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Á và Thái Bình dương (không kể Nhật Bản) dự kiến sẽ đạt mức 7%, trong đó các nền kinh tế đang phát triển dự tính sẽ tăng trưởng hơn 8%. Tỷ lệ tăng trưởng cao đạt được ở cả các nền kinh tế có thu nhập trung bình và thấp.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, sự phục hồi kinh tế và sự trở lại của ngành công nghiệp kỹ thuật cao toàn cầu, giá hàng hóa nguyên liệu tăng đã làm cho xuất khẩu của khu vực tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1998. Đầu tư cũng được phục hồi, đóng góp một nửa tăng trưởng của tổng cầu. Kết quả kinh tế vững mạnh này đã giúp 40 triệu người dân vùng Đông Á thoát khỏi đói nghèo, phần lớn là ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Jemal-ud-din Kassum, tuyên bố: ''Chúng tôi ước tính rằng đến hết năm nay, số người nghèo sống với ít hơn 2 USD/ngày sẽ chiếm khoảng 1/3 dân số khu vực. Thậm chí nếu không kể Trung Quốc, số người nghèo sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay''.

Những thách thức từ giá dầu

Tuy vậy, WB cũng chỉ ra rằng, xen lẫn trong những thành công trên là mối lo ngại ngày càng tăng về triển vọng phát triển của năm 2005 có thể sẽ không thuận lợi và khó lường trước được. Giá dầu tăng cao, các nước giàu tăng trưởng chậm lại, các ngành công nghệ cao và giá hàng hóa nguyên vật liệu sẽ giảm theo chu kỳ, là những khuynh hướng không thuận lợi cho Đông Á. Những cân bằng kinh tế vĩ mô lớn trên toàn cầu, đặc biệt là thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức cao của Mỹ và thặng dư ở Đông Á, rồi bùng nổ đầu tư vào Trung Quốc, vẫn cần được điều chỉnh vào xu thế ổn định, từ đó sẽ làm cho những rủi ro đối với khu vực càng thêm sâu sắc hơn.

Giá dầu tăng cao sẽ làm chi phí nhập khẩu dầu của vùng Đông Á tăng lên 25 tỷ USD năm nay, làm giảm thu nhập của phần lớn các nền kinh tế nhập khẩu năng lượng trong khu vực cũng như các thị trường xuất khẩu chủ yếu của khu vực như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.

''Ảnh hưởng của giá dầu tăng có thể làm giảm 0,5 đến 1 điểm phần trăm tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực vào năm tới. Trong đó các nước như Philipines, Thái Lan và Hàn Quốc có khả năng bị thiệt hại nhiều hơn'' - ông Homi Kharas - Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB nói.

Dựa trên kết quả khảo sát của hơn 6.500 doanh nghiệp của 5 nước trong khu vực, ông này cho rằng: ''Mặc dù năm 2004 là năm kinh tế phát triển mạnh, số liệu gần đây nhất cũng cho thấy rằng quá trình hồi phục của Đông Á đã đạt đến đỉnh điểm, và các hoạt động kinh tế đang chuyển sang tốc độ chậm hơn. Những rủi ro chúng ta đã bàn trong các báo cáo cập nhật trước càng ngày càng sâu sắc thêm, làm cho viễn cảnh phía trước có vẻ khó lường''.

Các chuyên gia đều chung quan điểm rằng tăng trưởng ở các nước phát triển, trong đó có Mỹ, Nhật và châu Âu sẽ tạm thời chậm lại, nhưng dần dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững. Mặc dù sự tăng trưởng kinh tế, đầu tư và nhập khẩu của Trung Quốc cũng có thể chậm lại, sự điều chỉnh này vẫn có lợi cho khu vực.

Một mối lo nữa là bản chất sự điều chỉnh cần thiết để giảm mức độ thặng dư cán cân vãng lai ở Đông Á và thâm hụt ở Mỹ. WB cho rằng, sự đóng góp tốt nhất mà các nền kinh tế Đông Á có thể làm được là giảm thặng dư bằng cách mở rộng đầu tư tư nhân trong nước và tự do hóa thương mại hơn nữa, đặc biệt trong dịch vụ.

WB cũng cho rằng, vấn đề then chốt đối với các nhà hoạch định chính sách giờ đây là cải thiện môi trường đầu tư, vì như vậy sẽ giữ vững được sự tăng trưởng, đặc biệt là thúc đẩy khối kinh tế tư nhân.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,